Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 

Phát hiện protein giúp tế bào ung thư có khả năng di căn

Thứ ba - 28/11/2017 13:24
1
Giáo sư Jim Uniacke trong phòng thí nghiệm chuyên môn của mình
 
Các nhà khoa học thuộc trường đại học Guelph đã phát hiện ra rằng có thể làm giảm sự lây lan của ung thư bằng cách cản trở một protein vì protein đó giúp liên kết các tế bào ung thư lại với nhau và cho phép chúng xâm lấn các mô.

Nghiên cứu đột phá này đã xác định protein cadherin-22 là một yếu tố tiềm năng trong sự di căn (hay lây lan) của các tế bào ung thư, và cho thấy việc ức chế protein này làm giảm sự bám dính và tỉ lệ xâm lấn của những tế bào ung thư não và ung thư vú lên đến 90%.

Theo giáo sư Jim Uniacke - trưởng nhóm nghiên cứu, khoa Sinh học Tế bào và Phân tử: “Cadherin-22 có thể là một phân tử chỉ thị hữu ích để chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối và tiên lượng của bệnh nhân, và nếu có thể tìm ra biện pháp điều trị hoặc một loại thuốc ức chế cadherin-22, thì có khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư chuyển động, xâm lấn và di căn”.

Được công bố trên tạp chí Oncogene, nghiên cứu đi sâu vào tình trạng thiếu oxy – điều kiện oxy thấp – trong những khối u.

Hầu hết các tế bào ung thư trong khối u phát triển quá mức, gây ra tình trạng thiếu oxy, rất khó điều trị, và những tế bào bên trong khối u có khả năng lây lan nhanh và gây hại nhiều nhất. Trong hơn 100 mẫu ung thư vú và ung thư não, các nhà nghiên cứu nhận thấy khối u càng thiếu oxy thì nó càng biểu hiện cadherin-22.

Đến nay, vẫn chưa hiểu rõ cách những tế bào ung thư trong tình trạng thiếu oxy bám vào nhau và tương tác để di căn như thế nào. Các nhà nghiên cứu thuộc Guelph phát hiện: chính xác ở điều kiện oxy thấp, tế bào ung thư tăng biểu hiện cadherin-22, đặt chúng vào tình trạng vận động bằng một loại protein giúp liên kết các tế bào với nhau, tăng cường tính vận động tế bào, xâm lấn và có thể di căn.

Theo Uniacke, cadherin-22 hiện diện bề mặt tế bào, cho phép các tế bào ung thư trong tình trạng thiếu oxy dính vào nhau và di chuyển chung theo nhóm.

Hàng thập kỷ qua, các nhà khoa học đã biết rằng tình trạng thiếu oxy đóng vai trò trong việc di căn phát triển khối u và kết cục xấu cho bệnh nhân.
Nghiên cứu trên các tế bào ung thư não và ung thư vú trong điều kiện nuôi thiếu oxy, Uniacke và nhóm của ông phát hiện ra rằng cadherin-22 tham gia vào quá trình lan truyền của các tế bào ung thư. Ông nói: "chúng tôi phát hiện ra rằng khối u càng thiếu oxy thì càng có nhiều cadherin-22 ở khu vực thiếu ôxy. Không chỉ vậy, càng có nhiều cadherin-22 trong khối u, giai đoạn ung thư càng tiến triển và tiên lượng cho bệnh nhân càng xấu".
Với cả hai loại ung thư, nhóm nghiên cứu đã tiến hành giảm biểu hiện cadherin-22 và nuôi trong điều kiện thiếu oxy ở mức tương đương điều kiện trong khối u và thấy rằng các tế bào không lây lan được.

Bằng cách sử dụng các phương pháp sinh học phân tử phổ biến, các nhà nghên cứu có thể loại bỏ một protein ra khỏi tế bào và đánh giá hoạt động của chúng khi bị thiếu protein này. Chúng tôi nuôi các tế bào ung thư trong môi trường rất ít oxy và chúng bắt đầu hành xử giống như khi chúng hiện diện trong khối u có lượng oxy thấp", Uniacke nói.

Các phát hiện này đưa ra những kiến thức sâu sắc về cách các tế bào trong khối u có thể trở nên xâm lấn và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
Uniacke cho biết: "bởi vì các tế bào ung thư bên trong khối u có lượng máu cung cấp ít, nó không nhận đủ oxy. Các tế bào ung thư cần thay đổi để đáp ứng với những điều kiện môi trường này”.

Mức độ thiếu oxy trong khối u cao có liên quan mạnh mẽ đến tỷ lệ sống sót thấp ở những bệnh nhân ung thư, và các khối u thiếu oxy thường kháng với điều trị.
 
Nguồn: https://www.sciencedaily.com/releases/2017/11/171117103805.htm

Tác giả bài viết: Mai Duyên Huyền Tiên-Phòng CNSH Y Dược

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập94
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm93
  • Hôm nay4,521
  • Tháng hiện tại349,221
  • Lượt truy cập:21940730
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
logo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây