Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
4 4 banner 1226x341

NHỮNG BỆNH NHÂN ĐÃ TỪNG NHIỄM SỐT XUẤT HUYẾT (DENGUE) BỊ GIẢM ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH KHI NHIỄM VIRUS ZIKA

Thứ năm - 05/10/2017 09:51
Tế bào nhớ (memory B cell) ở những bệnh nhân đã từng bị sốt xuất huyết Dengue sản xuất kháng thể tương tác yếu với virus Zika trong điều kiện in vitro và từ đó làm tăng cường quá trình nhiễm virus này.

Dựa vào những nghiên cứu gần đây ở Mỹ, sự phơi nhiễm trước với virus Dengue làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể với virus Zika, thậm chí còn hỗ trợ quá trình xâm nhiễm của virus này. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Science Immunology, nhóm nghiên cứu tìm ra rằng, trong điều kiện in vitro những tế bào nhớ (memory B cell) của người đã từng nhiễm virus Dengue trước đó có thể sản xuất kháng thể chống lại virus Zika, nhưng hoạt tính kháng thể yếu.
 
1
Hình: Cấu trúc 3D của virus Zika (Wikimedia).
 
Davide Robbiani, đang nghiên cứu về đặc tính tương tác chéo giữa kháng thể kháng Dengue và Zika, Đại học Rockefeller, nói: “Đây là một khám phá quan trọng, nó mở rộng hiểu biết của chúng ra về phản ứng của kháng thể với những virus này và cách vaccine được thiết kế để chống lại chúng.”

Về mặt cấu trúc, virus Zika khá giống với virus dengue, Zika là một flavivirus được lây truyền nhờ muỗi đã gây ra bệnh dịch tại rất nhiều quốc gia, và nghiên cứu đã chỉ ra rằng kháng thể từ bệnh nhân bị nhiễm Dengue có phản ứng chéo với Zika trong điều kiện in vitro.

Cụ thể, Zika có protein vỏ (E protein) giống với 4 serotype của Dengue (DENV1, 2, 3 và 4), chính những protein này đang được nghiên cứu để phát triển vaccine.

Laura Walker, Phó Giám đốc công ty phát triển kháng thể Adimab nói: “Hầu hết những trường hợp nhiễm Zika xảy ra trên người có kháng thể kháng Dengue tồn tại sẵn trong cơ thể, và dựa trên những nghiên cứu trước đó, bạn nghĩ rằng những kháng thể này sẽ tương tác chéo với Zika, và câu hỏi được đặt ra là, hệ thống miễn dịch của người nhiễm Zika sẽ phản ứng thế nào khi đã có sẵn những kháng thể kháng dengue này.”

Trong những nghiên cứu hiện nay, Walker và cộng sự đã thu thập được 3 mẫu bệnh nhân Colombia bị nhiễm Zika. Xét nghiệm máu sơ bộ cho thấy những người này đã từng bị lây nhiễm Dengue. Nhóm nghiên cứu cũng thu nhận mẫu máu từ một bệnh nhân người Mỹ nhiễm Zika, và người này chưa từng lây nhiễm Dengue trước đó.
 
2
Hình: Phân bố của virus Dengue và Zika trên thế giới (AAAS).
 
Những nhà nghiên cứu đo quần thể tế bào B, kiểm tra đặc tính và phân tích hàng trăm kháng thể có trong mẫu của 4 bệnh nhân này. Họ tìm ra rằng, mẫu máu từ bệnh nhân người Mỹ có sự hiện diện của tế bào B đáp ứng và sản xuất kháng thể có ái lực yếu với Zika-một đặc điểm đặc trưng của phản ứng đáp ứng miễn dịch sớm với virus.

Đối với các mẫu máu thu nhận bởi những bệnh nhân người Colombia thì đáp ứng của tế bào B lớn hơn rất nhiều, có cả những kháng thể có khả năng tương tác với cả Zika và Dengue-một kết quả đã được ghi nhận trước đó ở nhiều virus khác, ví dụ như cúm, và được gọi là sự nhầm lẫn trong nhận biết kháng nguyên đích (original antigen sin-OAS).

Walker giải thích: “OAS xảy ra do khuynh hướng của hệ thống miễn dịch là tận dụng khả năng nhớ miễn dịch của nó. Trong trường hợp này, thay vì sản xuất kháng thể mới, đặc hiệu cho virus Zika, hệ thống miễn dịch đã tin tưởng vào tế bào B memory đã được tạo ra khi tiếp xúc với virus Dengue trước đó để thực hiện đáp ứng miễn dịch tức thì-mặc dù nó hầu như chẳng có tác dụng gì đối với tác nhân xâm nhiễm mới.”

Trong những thử nghiệm trước đó, nhóm nghiên cứu đã xác định rằng các kháng thể tương tác chéo này có tác dụng yếu với virus Zika trong điều kiện in vitro. Những thử nghiệm gây nhiễm Zika và Dengue trên mô hình chuột cho thấy: “Khi kháng thể kháng Dengue bám vào virus nhưng chẳng có tác dụng gì thì nó làm tăng sự tương tác của virus với tế bào đích và làm tăng sự xâm nhiễm của virus này. Hiện tượng này được gọi là antibody dependent enhancement (ADE). Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào cho thấy hiện tượng này xảy ra trên người bị nhiễm Zika.”

Nghiên cứu này giúp chúng ra phát triển vaccine chống lại Zika dựa trên những protein vỏ (protein E) không xuất hiện trên virus Dengue, nhằm tránh khả năng kích thích đáp ứng của tế bào B memory ở những người bệnh đã từng nhiễm sốt xuất huyết.
Walker nói: “Nếu bạn sản xuất vaccine (dựa trên dạng đầy đủ của protein E) cho người bệnh đã từng nhiễm Dengue… thì đáp ứng miễn dịch sớm sẽ sản xuất hàng loạt kháng thể hầu như không có tác dụng với virus Zika và điều đó không tốt cho việc bảo vệ cơ thể chống lại virus này.”

Jean Lim, nhà virus học thuộc trường Y khoa Icahn, Mount Sinai, New York vừa mô tả “Hiện tượng ADE xảy ra trên mô hình chuột được gây nhiễm đồng thời Zika và Dengue. Mặc dù vaccine cho virus Zika an toàn với những vùng không tồn tại virus Dengue nhưng vaccine dùng để chống lại Dengue thì hoàn toàn khác.”

Nhóm nghiên cứu của Walker cũng theo dõi tình trạng bệnh nhân Zika đã từng mắc bệnh sốt xuất huyết sau 5 tháng, chỉ khoảng 50% kháng thể kháng Zika là có khả năng tương tác chéo, và 50% kháng thể còn lại là đặc hiệu với Zika. Chúng không tương tác với bất cứ serotype nào của Dengue và hầu hết chúng đều có khả năng trung hòa, do đó, sự nhầm lẫn kháng nguyên đích (OAS) không kéo dài mãi.”

Nhóm nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu một phân lớp trong các kháng thể kháng Zika này: “Chúng tôi đang hợp tác với một nhóm nghiên cứu về cấu trúc để xác định vị trí bám của kháng thể, và kết quả có thể được sử dụng để thiết kế vaccine hợp lý hơn.”

Nguồn: http://www.the-scientist.com/?articles.view/articleNo/50123/title/Dengue-Infection-Impairs-Immune-Defense-Against-Zika/

 

Tác giả bài viết: Tạ Hương Giang - phòng CNSH Y dược

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập86
  • Hôm nay12,074
  • Tháng hiện tại139,005
  • Lượt truy cập:22399324
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
logo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây