Các nhà khoa học tại Cơ quan Bảo vệ Môi trường ở Mỹ (US Environmental Protection Agency) và Đại học Minnesota - Crookston đã đánh dấu một bước tiến đáng kể trong lĩnh vực độc chất học thủy sản bằng một công bố đầu tiên về các dữ liệu phân tích trình tự bộ gen loài cá tuế hồng đỏ (Pimephales promelas). Cá tuế hồng đỏ, thỉnh thoảng còn được gọi là “chuột bạch cho các thử nghiệm độc chất học thủy sản”, đã được dùng rộng rãi tại Bắc Mỹ để kiểm tra tác động của hóa chất trên các loài thủy sản và hệ sinh thái trong suốt 50 năm. Kết quả các thử nghiệm chuẩn hóa trên loài này được dùng để thiết lập các tiêu chuẩn và hướng dẫn về chất lượng nước, đánh giá độ an toàn của các loại thuốc trừ sâu và các hóa chất tiêu thụ số lượng lớn, đánh giá độc tố của các chất thải vào môi trường nước từ sản xuất công nghiệp và dân sinh, và sàng lọc các hóa chất gây hại đến hệ nội tiết. Tuy nhiên, phần lớn bộ gen của loài sinh vật quan trọng cho các xét nghiệm độc tố này chưa được phân tích kỹ.
Trong một bài báo đăng trên tạp chí Hóa chất và Độc chất học Môi trường (Environmental Toxicology and Chemistry, ET&C), Travis Saari và các đồng tác giả hợp tác cùng Hiệp hội Hóa chất và Độc chất học Môi trường (Society of Environmental Toxicology and Chemistry, SETAC) đã công bố các phân tích đầu tiên về bộ gen của cá tuế hồng đỏ, thông tin hiện tại có thể được truy cập trên trang http://www.setac.org/fhm-genome dưới dạng một trình duyệt có thể tương tác với bộ gen. Mặc dù các tác giả cảnh báo rằng bản nháp đầu tiên vẫn còn bị phân đoạn và một số vùng gen dự đoán và phần phân tích chức năng vẫn có thể bị sai sót, nhưng các dữ liệu đã thể hiện một bước tiến lớn quan trọng về thông tin toàn bộ bộ gen của loài sinh vật này. Thông tin trên dự kiến sẽ mở ra các triển vọng nghiên cứu mới về loài này cũng như tăng cường sự hữu ích của chúng cho ngành độc chất học môi trường ở thế kỷ 21.
Nguồn: https://www.eurekalert.org/pub_releases/2017-08/soet-ami082917.php
Tác giả bài viết: Phạm Thị Kim Trâm-Phòng CNSH Y Dược
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Hội thảo "20 năm thương mại hoá cây trồng công nghệ sinh học trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam" (2016-09-30)
Làm việc với Giáo sư Watanabe (Đại học Tsukuba, Nhật Bản) về thành lập Hội đồng An toàn sinh học của Trung tâm (2016-07-26)
Hội thảo trao đổi những kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sinh học thực vật giữa Trung tâm Công nghệ Sinh học và Đại học Tsukuba (2016-07-26)
Hình ảnh nghỉ mát 2016 (2016-07-19)
Chủ tịch Lê Hoàng Quân thăm khu sản xuất chế phẩm sinh học (2015-11-08)