Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 

Tăng cường tích lũy kẽm trong rau mầm có thể giảm thiểu 'nạn đói tiềm ẩn' toàn cầu

Thứ hai - 19/06/2023 08:49
Khi hạt của những loại cây như đậu và hướng dương được tăng cường tích lũy kẽm, những cây con mà chúng nhanh chóng tạo ra - được thu hoạch dưới dạng rau mầm - có thể giúp giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng toàn cầu và tăng tỷ lệ sống sót sau thảm họa.

Đó là kết luận của nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Bang Pennsylvania khi thử nghiệm một số phương pháp tăng cường sinh học nhằm xác định cách hiệu quả nhất để kết hợp khoáng chất cần thiết cho sức khỏe con người vào rau mầm trong khi không làm giảm lượng chất dinh dưỡng thiết yếu khác mà chúng tạo ra.

Theo Francesco Di Gioia, trưởng nhóm nghiên cứu, trợ lý giáo sư khoa học cây trồng, rau mầm được tăng cường kẽm sẽ cung cấp cho con người một cứu cánh khi đối mặt với nguy cơ chết đói. “Nghiên cứu này đã chứng minh rằng sự tăng cường kẽm thông qua bổ sung dinh dưỡng cho hạt giúp đạt được lượng kẽm cần thiết trong cây mầm đậu và hướng dương trong các thí nghiệm của chúng tôi. Những kết quả này có ý nghĩa đối với cả 'nạn đói tiềm ẩn' và sự chuẩn bị cho những trường hợp khẩn cấp hoặc thảm họa toàn cầu", ông nói.

Công việc này là một bước phát triển khác trong dự án đang diễn ra "Khả năng phục hồi của thực phẩm khi đối mặt với các sự kiện toàn cầu thảm khốc", được tài trợ bởi tổ chức phi lợi nhuận Open Philanthropy. Trong công trình nghiên cứu của Di Gioia, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra rằng rau mầm có thể được trồng trong nhiều hệ thống sản xuất không sử dụng đất ở những không gian nhỏ trong nhà, có hoặc không có ánh sáng nhân tạo. Việc tăng cường tích lũy kẽm trong rau mầm là một cải tiến mới quan trọng.

Tăng cường sinh học là quá trình trồng trọt để tăng giá trị dinh dưỡng từ hạt giống, Di Gioia giải thích. Nó khác với việc bổ sung dinh dưỡng vào thực phẩm, bao gồm việc bổ sung dinh dưỡng vào thực phẩm trong quá trình chế biến sau thu hoạch. Ông chỉ ra rằng ở những vùng nghèo đói trên thế giới, hoặc trong điều kiện hậu thảm họa, chỉ cần ngâm hạt giống trong dung dịch kẽm là một chiến lược thiết thực và hiệu quả để sản xuất rau mầm giàu dinh dưỡng.

Ông nói: “Bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước, với tư cách là loại rau xanh hợp thời, có giá trị dinh dưỡng cao dành cho người sành ăn, rau mầm ngày nay đã trở nên phổ biến đối với người tiêu dùng nhờ thành phần dinh dưỡng và hàm lượng hợp chất chống oxy hóa cao. Công việc của chúng tôi cho thấy rau mầm có thể giúp mọi người sống sót sau thảm họa toàn cầu như chiến tranh hạt nhân toàn diện, cuộc tấn công của tiểu hành tinh lớn hoặc vụ phun trào siêu núi lửa trong ngắn hạn, nhưng nguồn dinh dưỡng bổ sung có thể cần trong dài hạn”.

Khi một sự kiện thảm khốc như vậy xảy ra sẽ ảnh hưởng đến việc sản suất nông nghiệp thông qua quá trình giảm ánh sáng mặt trời và nhiệt độ, làm gián đoạn lượng mưa và ô nhiễm nguồn cung cấp nước, dẫn đến nạn đói đe dọa những người sống sót sau thảm họa. Ngay từ sớm, việc sản xuất rau mầm giàu dinh dưỡng có thể cải thiện khả năng sống sót của con người trong những trường hợp này.

Pradip Poudel, nghiên cứu sinh năm thứ hai tại trường Cao đẳng Khoa học Nông nghiệp, người dẫn đầu nghiên cứu đưa ra viễn cảnh có thể nhanh chóng giảm thiểu “nạn đói tiềm ẩn”. Ông gợi ý rằng việc sản xuất các loại cây trồng giàu dinh dưỡng bằng cách sử dụng các kỹ thuật tăng cường sinh học nông học là một chiến lược bền vững rất cần thiết để giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng.

Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa "nạn đói tiềm ẩn" là tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất xảy ra khi chất lượng thực phẩm mà mọi người ăn không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của họ, Poudel lưu ý. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có hai tỷ người bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất.

 “Chúng tôi đang suy nghĩ làm thế nào để tăng hàm lượng kẽm trong rau mầm, phát triển một cách rất đơn giản mà mọi người có thể sử dụng tại nhà trong một 'bộ dụng cụ trồng rau mầm' có thể được cung cấp trong trường hợp khẩn cấp,” ông nói. “Và chúng tôi biết điều quan trọng là phải bao gồm nguồn phân bón chứa kẽm để mọi người chỉ cần ngâm hạt trước khi cho chúng nảy mầm - một quy trình rất đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện để làm giàu kẽm trong rau mầm của mình".

Trong những phát hiện được công bố gần đây trên Frontiers in Plant Science, các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng kẽm sulfat, đôi khi được dùng như một chất bổ sung trong chế độ ăn uống để điều trị tình trạng thiếu kẽm hoặc để tăng cường sức khỏe, là nguồn kẽm hiệu quả nhất. Hạt được ngâm trong dung dịch kẽm sunfat 200 phần triệu dẫn đến sự tích lũy kẽm cao hơn ở cả rau mầm đậu Hà Lan (126%) và rau mầm hướng dương (230%).

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác động của các nguồn kẽm khác nhau và nồng độ ngâm đối với các thành phần trong rau mầm như hàm lượng khoáng chất; thành phần hóa học thực vật như hàm lượng diệp lục tố, carotenoids, flavonoid, anthocyanin và các hợp chất phenolic tổng; hoạt động chống oxy hóa và các yếu tố kháng dinh dưỡng như axit phytic.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng việc ngâm hạt trong dung dịch kẽm sulfat và oxit kẽm ở nồng độ cao hơn đã làm giảm hàm lượng axit phytic ở cả rau mầm đậu và hướng dương. Bởi vì axit phytic được biết đến là một "chất kháng dinh dưỡng", hàm lượng thấp hơn của nó cho thấy kẽm có thể dễ tiếp cận sinh học hơn hoặc có giá trị dinh dưỡng đối với người tiêu dùng.

Nguồn: https://www.sciencedaily.com

Tác giả bài viết: Trần Hồng Anh - P. Thực nghiệm Cây trồng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập99
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm97
  • Hôm nay4,507
  • Tháng hiện tại349,207
  • Lượt truy cập:21940716
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
logo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây