Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
ddci hcmc banner 02 1279x447

Giới thiệu, hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển

Thứ tư - 02/08/2023 08:17
Thực hiện Công văn số 3293/UBND-NCPC ngày 11/7/2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc triển khai Bộ pháp điển trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trang Thông tin điện tử Trung tâm Công nghệ sinh học xin giới thiệu và hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển.

1. Giới thiệu Bộ pháp điển
a) Khái niệm:
Bộ Pháp điển là tập hợp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực do các cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành (trừ Hiến pháp); các quy phạm pháp luật được sắp xếp theo một cấu trúc logic, khoa học, thống nhất; giúp cá nhân, tổ chức dễ dàng tìm kiếm, tra cứu các quy định của pháp luật. Bộ Pháp điển là sản phẩm chính thức của Nhà nước, được khai thác, sử dụng miễn phí. 
b) Giá trị của Bộ pháp điển:
Điều 5 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012 quy định: “Bộ pháp điển được xây dựng theo quy định tại Pháp lệnh này là Bộ pháp điển chính thức của Nhà nước, được sử dụng để tra cứu trong áp dụng và thực hiện pháp luật”.
c) Cấu trúc của Bộ pháp điển:
Bộ pháp điển được sắp xếp theo một cấu trúc lôgic, khoa học, thống nhất, gồm: Chủ đề, đề mục (mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục), trong mỗi đề mục có phần, chương, mục, tiểu mục, điều. Cụ thể:
- Chủ đề: Bộ pháp điển gồm 45 chủ đề theo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012, được sắp xếp theo trật tự alfabet trong đó chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội nhất định được xác định theo lĩnh vực.
- Đề mục: Bộ pháp điển có 271 đề mục, đây là bộ phận cấu thành chủ đề, trong đó chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định.
- Cấu trúc đề mục (Phần, Chương, Mục, Tiểu mục, Điều): Cấu trúc của đề mục cơ bản dựa trên cấu trúc của văn bản có giá trị pháp lý cao nhất pháp điển vào đề mục đó.
- Cách sắp xếp các điều trong đề mục: Điều quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được sắp xếp sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành hoặc điều có nội dung liên quan gần nhất, theo thứ tự thứ bậc hiệu pháp lý từ cao xuống thấp hoặc theo thứ tự về thời gian ban hành đối với các văn bản cùng thứ bậc hiệu lực. 
 
1
 

2. Cách thức tra cứu, sử dụng
Bước 1: Người dùng truy cập Cổng thông tin điện tử pháp điển tại địa chỉ: https://phapdien.moj.gov.vn.
Bước 2: Chọn Mục Bộ pháp điển.
Bước 3: Chọn các tính năng để tra cứu
(1) Tra cứu nội dung theo cấu trúc của đề mục:
Cấu trúc của Bộ pháp điển được thiết kế theo hình cây từ chủ đề đến đề mục, phần, chương, mục, tiểu mục, điều. Do đó, màn hình hiển thị Bộ pháp điển điện tử đầu tiên gồm 45 chủ đề. Người dùng click chuột vào tên chủ đề mà mình muốn tìm kiếm thì màn hình xuất hiện tên các đề mục thuộc chủ đề đó. Người dùng tiếp tục click chuột vào tên đề mục thì màn hình hiện lên cấu trúc của đề mục (các Phần hoặc Chương). Tiếp theo, người dùng click chuột vào tên Phần thì màn hình hiện lên các Chương; click chuột vào tên Chương thì màn hình hiện lên các Mục; click chuột vào tên Mục thì màn hình hiện lên các Tiểu mục; click chuột vào tên Tiểu mục thì màn hình hiện lên các Điều của văn bản có giá trị pháp lý cao nhất; click chuột vào Điều của văn bản có giá trị pháp lý cao nhất thì màn hình hiện lên các Điều quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. 
Bên phải mỗi cấu trúc đề mục, phần, chương, mục, tiểu mục, điều đều có cụm từ “xem chi tiết”. Người dùng click chuột vào cụm từ “xem chi tiết” để mở ra nội dung phần cấu trúc mà mình muốn xem (có thể xem nội dung của cả 1 đề mục hoặc 1 phần, chương, mục, tiểu mục, điều cụ thể).
(2) Tra cứu toàn bộ nội dung của đề mục:
Khi vào Bộ pháp điển, màn hình máy tính hiển thị 45 chủ đề. Người dùng tìm kiếm các đề mục trong 45 chủ đề. Bên cạnh mỗi đề mục có cụm từ “Xem chi tiết”, khi đó, người dùng click chuột vào cụm từ “Xem chi tiết”, màn hình sẽ hiện ra toàn bộ nội dung của đề mục.
(3) Tra cứu Danh mục văn bản sử dụng pháp điển vào mỗi đề mục:
Ngay bên cạnh tên của mỗi đề mục có cụm từ “Danh mục văn bản”, khi đó, người dùng click chuột vào cụm từ “Danh mục văn bản”, màn hình sẽ hiện ra toàn bộ Danh mục các văn bản sử dụng để pháp điển. 
Đối với từng văn bản sử dụng để pháp điển được thể hiện các thông tin về: Cơ quan thực hiện pháp điển, ngày ban hành, ngày có hiệu lực của văn bản và số thứ tự của văn bản trong đề mục.
(4) Tra cứu, tìm kiếm theo từ khóa: 
Tính năng này giúp người sử dụng tra cứu, tìm kiếm các nội dung pháp lý cần tìm trong phần cấu trúc của Bộ pháp điển. Người dùng nhập nội dung tra cứu vào ô Nhập từ khóa cần tìm trên thanh công cụ, khi đó, kết quả tìm kiếm sẽ ra nội dung có chứa các từ khóa cần tìm.

2

Tác giả bài viết: Ban Biên tập Trang TTĐT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay1,345
  • Tháng hiện tại9,599
  • Lượt truy cập:23377640
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
HD
LogoSNN1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây