Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh

https://www.hcmbiotech.com.vn:443


Bản tin cây trồng công nghệ sinh học ngày 24/04/2013 đến ngày 01/05/2013 (Phần 1)

Các tin trong số này:

1.        Tin thế giới

2.        Lợi nhuận kinh tế toàn cầu của cây trồng biến đổi gen đạt gần 100 tỷ USD

3.        Các nước xuất khẩu nhấn mạnh nhu cầu có các quy định dựa cơ sở khoa học về cây trồng công nghệ sinh học

4.        Ngày Trái đất 2013: công nghệ sinh học trong nông nghiệp giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên của hành tinh

5.        CTA nêu bật ảnh hưởng của GMO đối với  Thương mại và các nước đang phát triển

6.        Châu Phi

7.        Dòng ngô chín sóm và chịu hạn có thể cứu giúp nông dân châu Phi

8.        B4FA phát hành ấn phẩm về tương lai của châu Phi và đóng góp của Biosiences

9.        G8 và khu vực tư nhân đầu tư vào nông nghiệp Mozambique

10.     Châu Mỹ

11.     Đại học South Dakota State phát triển giống lúa mì chịu hạn hán

12.     Nghiên cứu cho thấy nitơ có vai trò cơ bản trong quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng khác trong cây ngô

13.     Các nhà khoa học đánh giá lại quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của ngô hiện đại

14.     Châu Á và Thái Bình Dương

15.     Dự luật về Cơ quan quản lý công nghệ sinh học của Ấn Độ được đưa ra Quốc hội

16.     Hội thảo về đánh giá an toàn môi trường ở Indonesia

17.     Châu Âu

18.     Cố vấn trưởng khoa học Chính phủ Anh cho rằng sự nổi lên của cây trồng GM ngày càng trở nên rõ ràng

19.     Các nhà khoa học tìm cách để tăng hàm lượng phốt pho trong lúa mì

20.     Nghiên cứu

21.     Xác định được lộ trình của proton trong quang tổng hợp

22.     Ngoài lĩnh vực cây trồng công nghệ sinh học

23.     Nghiên cứu mối liên kết giữa tính dễ gần gũi trong xã hội (sociability) với tính chất dễ bị thôi miên (hypnotizability)

24.     Phân tử truyền tín hiệu trong tế bào là công tắc chính

25.     Thông báo

26.     Đại Hội lần thứ tư về An toàn sinh học và Công nghệ di truyền tại Iran

27.     Điểm sách

28.     Công nghệ sinh học thực phẩm: Hướng dẫn cho truyên truyền viên về nâng cao sự hiểu biết

Pocket K 43 về Công nghệ sinh học và biến đổi khí hậu



Tin thế giới
 

Lợi nhuận kinh tế toàn cầu của cây trồng biến đổi gen đạt gần 100 tỷ USD

 

Theo thông cáo báo chí của PG Economics (Anh), kể từ khi được thương mại hóa 16 trước đến nay cây trồng công nghệ sinh học đã tạo ra mức lợi nhuận trong nông nghiệp chưa từng có cho nông dân và những lợi ích đáng kể cho môi trường ở các nước trồng các loại cây này. Gần 100 tỷ USD lợi nhuận cho nông nghiệp toàn cầu đã đạt được trong thời gian 16 qua là nhờ dịch hại và áp lực cỏ dại giảm xuống cùng các tính trạng di truyền được cải thiện và chi phí sản xuất giảm.

 

Ông Graham Brookes, giám đốc PG Economics và đồng tác giả của báo cáo cho biết:"Trong trường hợp người nông dân được lựa chọn canh tác cây trồng GM thì  mức độ áp dụng thường rất nhanh chóng. Tại sao vậy? Đó là do lợi ích kinh tế của người nông dân là rõ ràng và đạt trung bình trên 130USD /hectare trong năm 2011. Phần lớn những lợi ích này đang ngày càng thuộc về người nông dân ở các nước đang phát triển. Môi trường cũng được hưởng lợi khi người nông dân áp dụng các phương pháp canh tác có tính bảo tồn, xây dựng biện pháp quản lý cỏ dại trên cơ sở các loại thuốc diệt cỏ lành tính và thay thế sử dụng thuốc trừ sâu bằng các loại cây trồng biến đổi gen kháng sâu bệnh. Sử dụng  thuốc trừ sâu ít hơn và chuyển đổi sang phương thức canh tác không cày đất đang tiếp tục giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp. "

 
Xem thêm tại http://www.pgeconomics.co.uk/page/35/.

Các nước xuất khẩu nhấn mạnh nhu cầu có các quy định dựa cơ sở khoa học về cây trồng công nghệ sinh học

 

Tuyên bố chung của sáu quốc gia xuất khẩu gồm  Argentina, Úc, Brazil, Canada, Paraguay và Mỹ  vừa được công bố trong tháng này nhấn mạnh sự cần thiết đối với các quy định về cây trồng công nghệ sinh học có "cơ sở khoa học, minh bạch, kịp thời, không có thêm sự hạn chế về thương mại mà chỉ là cần thiết để hoàn thành mục tiêu pháp lý và phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế có liên quan ". Sáu nước cam kết hợp tác để:

 

-thúc đẩy việc áp cách tiếp cận về quản lý có cơ sở khoa học, minh bạch và dễ dự đoán thúc đẩy sự sáng tạo và đảm bảo một nguồn cung cấp lương thực toàn cầu an toàn và đáng tin cậy, bao gồm cả trồng trọt và sử dụng các sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc từ công nghệ tiên tiến, và

-nỗ lực để làm việc cùng nhau để thúc đẩy sự đồng bộ hóa việc cấp phép của các cơ quan quản lý có thẩm quyền, đặc biệt đối với các sản phẩm dùng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và chế biến.

 

Xem thêm tại http://www.fas.usda.gov/itp/biotech/LM%20statement%20on%20innovative%20ag%20-%20GE%20crops%20-%20Final%20April%202013%20endorsements.pdf.


Ngày Trái đất 2013: công nghệ sinh học trong nông nghiệp giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên của hành tinh

 

Trong Ngày Trái đất 22 Tháng Tư năm 2013, hàng ngàn người tham gia đã tham dự Hội nghị  BIO Inrternational Convention 2013 được tổ chức tại Chicago, Illinois, Hoa Kỳ. Theo Tổ chức Công nghiệp Công nghệ sinh học (BIO), Hội nghị lần này phù hợp với sự kiện Ngày Trái đất vì nông nghiệp đã giúp cách mạng hóa quá trình canh tác và làm cho quá trình đó thêm thân thiện môi trường. Bên cạnh những đóng góp của nông dân trong việc tăng sản xuất lương thực, còn phải kể đến khả năng giúp tiết kiệm nguồn nước, bảo tồn thành phần chất dinh dưỡng trong đất, giảm nhu cầu thuốc trừ sâu và giảm lượng phát thải khí carbon thông qua áp dụng cây trồng công nghệ sinh học.

 

Dân số thế giới tiếp tục tăng  và  nguồn tài nguyên của hành tinh đã được sử dụng đến mức giới hạn . Thông qua thực hành công nghệ sinh học nông nghiệp, các nguồn tài nguyên có thể được bảo tồn, đảm bảo cho các thế hệ tương lai có đủ lương thực và nhiên liệu.

 
Xem thông cáo của  BIO tại
http://www.biotech-now.org/events/2013/04/its-earth-day-2013-modern-farming-raises-the-bar?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=its-earth-day-2013-modern-farming-raises-the-bar.

CTA nêu bật ảnh hưởng của GMO đối với  Thương mại và các nước đang phát triển

 

Trung tâm Kỹ thuật về  Hợp tác nông nghiệp và nông thôn (CTA), một tổ chức quốc tế hỗn hợp của Nhóm các nước châu Phi, Caribê và Thái Bình Dương (ACP) và Liên minh châu Âu (EU) vừa ra thông cáo báo chí nói về những tác động của các sinh vật biến đổi gen ( GMO) đối với  thương mại và các nước đang phát triển.

 

Theo CTA, sự khác biệt về thời gian cấp phép nhập khẩu giữa EU và các nước xuất khẩu khác đã tạo ra những bất cập về thương mại -  khi mà Liên minh châu Âu vẫn phải mất trung bình gần 3,7 năm để cấp giấy phép nhập khẩu, thì việc phê chuẩn tại Brazil hiện nay chỉ mất hơn 2 năm và ở Mỹ đang hướng tới 1,5 năm. Tuy nhiên, EU không có ý định để tăng tốc độ phê chuẩn trong tương lai gần như tuyên bố của Eric Poudelet, Giám đốc phụ trách an toàn thực phẩm của Tổng cục Y tế và Người tiêu dùng thuộc Ủy ban châu Âu.

 

Những người ủng hộ cây trồng biến đổi gen cho rằng cây trồng GM có nhiều lợi thế như: năng suất cao hơn, quá trình kiểm soát cỏ dại được cải thiện và giảm mức độ phun thuốc trừ sâu cần thiết. Người ta cũng cho rằng rằng gạo vàng Golden Rice ở châu Phi có thể chống lại sự thiếu hụt beta carotene. Những người ủng hộ cho rằng cây trồng GM có thể là một phần của câu trả lời cho các thách thức, trong đó có cả sự cần thiết phải gia tăng 70% sản lượng lương thực để đáp ứng sự tăng trưởng của dân số thế giới dự kiến lên mức 9 tỷ người vào năm 2050.

 

Hiện có hơn 300 sản phẩm GM được phên chuẩn trên toàn thế giới, chiếm 10% tổng số cây trồng trên toàn cầu.

 
Xem thêm tại
http://brussels.cta.int/index.php?option=com_k2&view=item&id=7592:gmos-implications-for-trade-and-developing-countries.

Châu Phi
 

Dòng ngô chín sóm và chịu hạn có thể cứu giúp nông dân châu Phi

 

Các nhà nghiên cứu đã xác định được dòng ngô bố mẹ và các giống lai có khả năng chịu hạn trong cao trong số các giống mẫu ngô chín sớm và chín cực sớm do Viện Quốc tế về nông nghiệp nhiệt đới (IITA) phát triển. Điều này đã dẫn đến sự sẵn sàng và triển vọng phát triển bền vững trong tương lai gần đối với các giống ngô đáp ứng linh hoạt với các đặc tính kép là tránh và chịu được hạn hán.

 

Trong bài thuyết trình về chủ đề phân tích di truyền và đặc tính phân tử củ các dòng ngô lai chín sớm và chịu hạn tại các cuộc hội thảo hàng tháng của Trung tâm IITA Tây  Phi Trung ,nhà nghiên cứu Muhyideen Oyekunle nói rằng 48 % các dòng ngô chín  sớm được IITA nghiên cứu có chỉ số chịu hạn khác nhau, từ 0,17 (thấp) đến 15,31 (cao).

 

Công trình nghiên cứu này cũng đã sàng lọc hơn 150 dòng ngô lai chín sớm và giống ngô lai chịu hạn trong vòng hai năm từ sáu khu sinh thái nông nghiệp của Nigeria.

 

Xem thêm tại : http://www.iita.org/2013-press-releases/-/asset_publisher/CxA7/content/early-maturing-maize-lines-at-iita-hold-drought-tolerance-that-could-save-farmers-in-africa?redirect=%2F2013-press-releases&utm_source=dlvr.it&utm_medium=twitter#.UW5qCqJGC8A.


B4FA phát hành ấn phẩm về tương lai của châu Phi và đóng góp của Biosiences

 

Tổ chức Biosciences for Farming in Africa  (B4FA) vừa xuất bản một ấn phẩm của các chuyên gia ở châu Phi giải thích những lợi ích của công nghệ GM trong việc cải thiện nông nghiệp được viết với ngôn ngữ đơn giản. Cuốn sách có tựa đề Insights: Africa's Future…Can Biosciences Contribute có  18 bài luận cá nhân bàn về giải quyết những thách thức lớn của các nhà khoa học và các doanh nghiệp để tăng sản lượng lương thực thêm 70 %  một cách bền vững, đủ để nuôi sống dân số thế giới dự kiến ​​đạt  9 tỷ người vào năm 2050.

 

Bài viết của Tiến sĩ Margaret Karembu, Giám đốc của ISAAA’s AfriCenter nhấn mạnh tầm quan trọng của thông tin và tham gia của giới trẻ trong nông nghiệp hiện đại. Bà cho rằng với những cơ hội tốt hơn để tiếp cận công nghệ, kỹ năng kinh doanh và tiếp thị xã hội, những người trẻ tuổi có thể hướng lý tưởng, sự nhiệt tình và quyết tâm của họ thành một lực lượng tích cực cho sự thay đổi trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này cuối cùng sẽ dẫn đến quá trình sản xuất lương thực bền vững cần thiết để  hỗ trợ cho dân số ngày càng tăng ở châu Phi.

 

Tải bản sao của cuốn sách tại http://www.b4fa.org/insights-biosciences-africa/.



G8 và khu vực tư nhân đầu tư vào nông nghiệp Mozambique
 

Đại sứ Mỹ tại Mozambique, Douglas Griffiths, cho biết trong lễ ra mắt chính thức của Liên minh mới về an ninh lương thực và dinh dưỡng (the New Alliance for Food Security and Nutrition) , một nhóm của G8,  rằng nhóm này đang có kế hoạch đầu tư 380 triệu USD cho nông nghiệp Mozambique nhằm đưa ba triệu người thoát khỏi đói nghèo vào năm 2015. Ông cũng cho biết khu vực tư nhân cũng sẽ cung cấp thêm 500 triệu USD ngoài sự đóng góp của các đối tác phát triển.

 

Chính phủ Mozambique, cùng với các đối tác hợp tác và khu vực tư nhân đã nhóm họp để lên kế hoạch lộ trình hoạt động cho giai đoạn 10 đến 18 tháng tới đây. Ông cũng nói thêm rằng có một số nhóm khác đang có kế hoạch làm việc với nông dân để cải thiện sản lượng và tiếp thị sản phẩm. Các đối tác chính trong liên minh này tại Mozambique sẽ bao gồm Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).

 
Xem thêm tại http://allafrica.com/stories/201304221057.html

Châu Mỹ
 

Đại học South Dakota State phát triển giống lúa mì chịu hạn hán

 

Một nhóm các nhà khoa học từ South Dakota State University (SDSU) đang phát triển các giống lúa mì chịu hán và chịu nhiệt bằng cách sử dụng tế bào mầm lấy từ Đại học Alexandria ở Ai Cập. Nhóm nghiên cứu, do Phó giáo sư Jai Rohila đứng đầu, tìm cách khám phá các gen chịu hạn và chịu nhiệt và sử dụng chúng để làm ra giống lúa mì  South Dakota cho những năm thời tiết khô và nóng. Nhóm của  Rohila phân tích cấu trúc gen của lúa mì từ Ai Cập, so sánh nó với lúa mì của South Dakota và đã xác định được 96 protein nằm rải rác trong các tế bào của các giống này. Theo Rohila, các protein này " biểu hiện khác nhau trong giống lúa mì chịu hạn hán" và nhóm ông cần phải xác định sự phù hợp của các tế bào lúa mì riêng biệt.

 

Lạp lục của lúa mì South Dakota phân hủy trong điều kiện hạn hán và nhiệt và do đó nhóm của SDSU sẽ xem xét các protein hoạt động trong các tế bào lục lạp của tế bào mầm lúa mì Ai Cập và tìm cách để chuyển những đặc tính này vào tế bào của lúa mì South Dakota.

 

Xem thêm tại: http://www.sdstate.edu/news/articles/sdsu-works-toward-developing-drought-tolerant-wheat.cfm.


Nghiên cứu cho thấy nitơ có vai trò cơ bản trong quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng khác trong cây ngô

 

Nghiên cứu cho thấy giống ngô lai mới hấp thu nhiều ni tơ (đạm) hơn so với giống cây trồng cũ sau giai đoạn ra hoa quan trọng. Giáo sư Tony Vyn của Đại học Purdue  và nhà nghiên cứu Ignacio Ciampitti  xem xét quá trình sự hấp thu chất dinh dưỡng trong cây ngô theo thời gian và sự ảnh hưởng của quá trình này đến năng suất. Họ nhận thấy rằng ngô lai hiện đại (đưa vào sản xuất sau năm 1990), hấp thụ thêm 27 %  khối lượng nitơ từ đất sau khi ra hoa so với các giống ngô  có  trước năm 1990 và nitơ hấp thụ sau khi ra hoa trong của giống lai sau năm 1990 chiếm trung bình 56 % lượng nitơ hấp thụ được vào giai đoạn cuối mùa.

 

Theo Vyn, các thời điểm sự hấp thu đạm rất quan trọng cho việc hiểu được sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác của cây ngô bị ảnh hưởng như thế nào. Ông cho rằng có được hàm lượng nitơ tối ưu sẽ giúp tăng khả năng của cây ngô về  hấp thụ các thành phần khác như phốt pho, kali, và lưu huỳnh. Lượng nitơ hấp thục được thích hợp sẽ  giúp đảm bảo có được tỷ lệ phần trăm cao hơn của phốt pho, kali trong cây và lưu huỳnh trong thành phần hạt khi thu hoạch.

 

Vyn và Ciampitti cũng nhận thấy rằng thời gian sự hấp thu chất dinh dưỡng rất quan trọng trong việc dự đoán hiệu quả về năng suất và hàm lượng các chất dinh dưỡng. Họ cho rằng việc xác định các tính trạng ở giai đoạn đầu và đơn giản có thể đo lường được để dự đoán sản lượng cuối cùng đạt được sẽ mang lại lợi ích kinh tế, mặc dù họ có thể dự đoán năng suất vào thời điểm sớm nhất, thậm chí với sự chắc chắc tới 50 phần trăm ở giai đoạn nở hoa.

 
Xem thêm tại:
http://www.purdue.edu/newsroom/releases/2013/Q2/nitrogen-key-to-uptake-of-other-corn-nutrients,-study-shows.html.

 

Nguồn: http://agbiotech.com.vn/vn/?mnu=preview&key=4093

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây