Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh

https://www.hcmbiotech.com.vn:443


Bản tin cây trồng công nghệ sinh học ngày 22/5/2013 đến ngày 29/5/2013 (Phần 2)

Liên minh Lúa mì Canada phát triển giống mới

Chính phủ Canada, Bang Saskatchewan và Đại học Saskatchewan vừa  công bố sự ra đời của Liên minh lúa mì Canada (CWA), một sáng kiến ​​mới nhằm phối hợp các dự án nghiên cứu và phát triển để cải thiện các giống lúa mì bằng cách giảm tổn thất do các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hạn hán, nhiệt, lạnh và dịch bệnh.

CWA sẽ đầu tư khoảng 97 triệu CA$ trong năm năm đầu tiên để hỗ trợ nghiên cứu cải tiến, canh tác lúa mì Canada và đảm bảo khả năng cạnh tranh toàn cầu bằng việc kết hợp chuyên môn của các cơ quan như Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia của Canada, the Agriculture and Agri-Food Canada , Chính phủ bang Saskatchewan và Đại học Saskatchewan.

Chủ tịch Đại học Saskatchewan Tiến sĩ Ilene Busch-Vishniac cho biết: "Thông qua sự hợp tác này, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác để tăng cường hơn nữa những kiến ​​thức và công cụ cần thiết cho việc cải thiện lúa mì."

Xem thêm tại: http://www.nrc-cnrc.gc.ca/eng/news/releases/2013/wheat_nrc.html.



Ni tơ giúp cây ngô hấp thụ chất dinh dưỡng khác

Các số liệu phân tích theo thời gian của một công trình nghiên cứu cho thấy ngô lai mới hấp thụ nhiều nitơ hơn so với các giống cũ sau giai đoạn ra hoa rất quan trọng và được coi một manh mối để các nhà khoa học sẽ cần để áp dụng cho cây trồng để tăng sản lượng. Với phát hiện này, các nhà khoa học đã nghiên cứu quá trình sự hấp thu chất dinh dưỡng theo thời gian ở cây ngô và ảnh hưởng của nó đến năng suất. Họ nhận thấy rằng giống lai hiện hấp thu thêm 27 % tổng lượng nitơ trong đất sau khi ra hoa so với giống ngô trước năm 1990.

Ngô lai sau năm 1990 sử dụng nitơ hiệu quả hơn, vì vậy ít phải bổ sung đạm hơn khi tính theo đơn vị sản lượng. Nhưng do các giống này tăng cường sử dụng nitơ, nên chúng cũng làm tăng sự hấp thu của các chất dinh dưỡng khác thay đổi các thành những chất dinh dưỡng và thời điểm mà người trồng ngô cần phải áp bổ sung. Các kết quả của nghiên cứu này  đã được báo cáo hai tạp chí Crop Science và  Agronomy Journal.

Đọc thêm tại : http://agrinews-pubs.com/Content/News/Latest-News/Article/Nitrogen-key-to-uptake-of-other-corn-nutrients--study-shows/8/6/6829.



Nhà kính công nghệ cao mô phỏng khí hậu của thế giới

Một nhà kính công nghệ cao mới tại Research Triangle Park, Bắc Carolina, Mỹ, mô phỏng các điều kiện phát triển của tất cả hình thái khí hậu ở các vùng khác nhau của thế giới. Cơ sở nghiên cứu thuộc sở hữu của Syngenta với 22 phòng kính hoàn toàn trong suốt, với ánh sáng nhân tạo và được điều hòa không khí toàn bộ. Một "hệ thống chăm bón" cũng được sử dụng theo đó các chất dinh dưỡng và nước tưới được điều chỉnh theo từng dãy trong mỗi đơn vị nhà kính. Công nghệ này cho phép kiểm soát tối ưu môi trường phát triển của thực vật và do đó cung cấp cho các nhà nghiên cứu các thông tin mà họ có thể sử dụng để phát triển cây trồng thế hệ tiếp theo.

Xem thêm tại http://www.newsobserver.com/2013/05/17/2897587/syngentas-new-greenhouse-brings.html.



Châu Á và Thái Bình Dương
Indonesia phê chuẩn giống mía GM đầu tiên

Ủy ban quốc gia về An toàn sinh học sản phẩm biến đổi gien của Indonesia (KKHPRG) đã phê duyệt giống mía biến đổi gen đầu tiên trên thế giới sắp sửa được thương mại hóa. Tiến sĩ Bambang Purwantara, một thành viên của Ủy ban, nói rằng tất cả các cơ quan được uỷ quyền phê duyệt cây trồng công nghệ sinh học đã được chấp thuận giống mía chịu hạn này.

Được phát triển bởi các đơn vị như PT Perkebunan Nusantara, Trung tâm nghiên cứu canh tác mía Indonesia (P3GI) và các nhà khoa học từ Đại học Bang Jember ở Đông Java, giống mía này là một trong 14 loại cây trồng khác đang được đánh giá bởi Ủy ban và dự kiến ​​sẽ được trồng vào năm tới .

Xem thêm tại
http://www.thejakartapost.com/news/2013/05/20/development-underway-first-transgenic-sugarcane-plantation.html.

Hệ gen học là hợp phần quan trọng của các chương trình cải thiện cây trồng

Tiến sĩ William Dar, Tổng giám đốc của Viện Nghiên cứu cây trồng quốc tế cho vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT), cho biết trong lễ khai mạc Hội nghị lần thứ sáu của Ủy ban giám sát dự án Công nghệ sinh học trong nông nghiệp của của ICRISAT rằng các công cụ khoa học hiện đại như hệ gen học và nhân giống phân tử là rất cần thiết để tạo điều kiện cải tiến cây trồng trong bối cảnh của những thách thức to lớn về cung cấp lương thực trên thế giới. Dar nói thêm rằng ICRISAT cũng sẵn sàng sử dụng các công nghệ này với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ nước chủ nhà của mình là Ấn Độ. Hội nghị cũng có các bài thuyết trình từ các điều phối viên và thanh tra từ số dự án nông nghiệp công nghệ sinh học đang thực thiện tại ICRISAT.

Xem thêm tại
http://www.icrisat.org/newsroom/latest-news/happenings/happenings1571.htm?utm_source=dlvr.it&utm_medium=twitter#1.

Phân tích về an toàn của cây trồng biến đổi gen – Đã đến lúc cần suy nghĩ lại

Một bài báo đăng trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm ngụ ý rằng quy định về thành phần tương đương có thể không còn phù hợp với  cơ sở của quá trình xem xét  20 năm về thực tiễn và lý thuyết của vấn đề này. Hai tác giả là Rod A. Herman của Dow AgroSciences và William D. Price, quan chức FDA đã nghỉ hưu phát hiện ra rằng trong số 148 cây trồng GM đã được phê duyệt ở Mỹ và 189 cây trồng được đệ trình tại Nhật Bản đã có sự tương đương đáng kể của các loại cây trồng biến đổi gen với các cây trồng đối chứng truyền thống. Điều này bao gồm toàn bộ sự biến đổi tính trạng ở các loại cây trồng biến đổi gen như đậu tương, cải dầu và bông, cà chua, khoai tây và cây mâm xôi được nói đến trong hơn 80 ấn phẩm phản biện chuyên gia.

Do đó, bài viết nhấn mạnh các bằng chứng cho thấy biến đổi gen ít bị gián đoạn về cơ cấu cây trồng so với nhân giống truyền thống. Các tác giả kết luận thêm rằng "Các lý lẽ của việc tiếp tục yêu cầu phân tích chung về cơ cấu của cây trồng GM để thông báo sự an toàn dường như trở nên không rõ ràng với kết quả của 20 năm nghiên cứu và nếu sự nhất trí có thể đạt được rằng những nghiên cứu này không còn được đảm bảo thì việc sử dụng công nghệ này sẽ tiếp cận được được tới nhiều các nhà khoa học hơn".

Xem thêm tại http://www.abca.com.au/news/ và ban đầu tại http://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/jf400135r.


Chuyên gia kêu gọi tập trung vào nông nghiệp phát triển bền vững

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) của Việt Nam đề xuất trong một hội thảo gần đây chủ đề  "Iphone hoặc Irice – Lựa chọn cho phát triển bền vững của Việt Nam". Ông nhấn mạnh rằng các xu hướng mới cho công nghiệp hóa của đất nước là đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như trao quyền cho nông dân ngay từ khi bắt đầu của tiến trình này.

Tiến sĩ Sơn nói thêm "Chính phủ nên chú ý hơn đến khoa học và công nghệ cũng như phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Nghiên cứu thị trường, quản lý chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm và kiểm soát nguyên liệu đầu vào nên được xem xét để hỗ trợ nông dân". Bài học từ Hàn Quốc và Đài Loan về đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, đô thị với phát triển nông thôn rất có giá trị để tham khảo.

Xem thêm tại http://english.vietnamnet.vn/fms/business/74238/business-in-brief-16-5.html

Châu Âu
Khảo sát thái độ người Anh với Khoa học và Y học

Wellcome Trust, một tổ chức từ thiện toàn cầu, vừa thực hiện một cuộc khảo sát với 1856 người tham gia (460 người tuổi 14-18 và 1.396 người lớn) để biết được thái độ của người Anh đối với khoa học, nghiên cứu y sinh học, giáo dục và khoa học. Một số kết quả chính trong cuộc điều tra như sau:

    -75% người lớn và 60% thanh niên được quan tâm trong nghiên cứu y học.

   - Đa số những người lớn đã biết về cụm từ  DNA  và "biến đổi gen" nhưng một nửa trong tổng số người được hỏi không biết cụm từ "hệ gen của con người".

    -82% số người trẻ tuổi được hỏi cho rằng các môn khoa là thú vị trong trường học (58% nói rằng các môn khoa học còn thú vị hơn môn toán và Anh văn).

    -41% số người được hỏi trẻ nói rằng họ quan tâm đến nghề nghiệp trong các ngành khoa học, 24% trong số đó muốn theo đuổi sự nghiệp về y học, 21% về sinh học, 13% về học pháp y và 9% về  kỹ thuật.

Xem thêm tại http://www.wellcome.ac.uk/News/Media-office/Press-releases/2013/WTP052617.htm.



Nghiên cứu

Đánh giá an toàn môi sinh học môi trường của cây bạch đàn công nghệ sinh học ở Tsukuba

Nhà khoa học Xiang Yu của Đại học Tsukuba và các đồng nghiệp đã tiến hành đánh giá an toàn sinh học môi trường của ba dòng cây bạch đàn lấy gỗ biến đổi gen (Eucalyptus globules) có gen choline oxidase (Coda) tạo ra mức độ khác nhau về khả năng chịu mặn. Đánh giá bao gồm điều tra về ảnh hưởng có lợi và có hại của các dòng biến đổi gen đến thực vật xung quanh và khảo sát công đồng vi sinh vật đất trong vùng rễ như đã thực hiện được ở các loại thực vật chuyển gen khác. Kết quả đánh giá cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa các cây chuyển gen và cây không chuyển gen về tác động đến thảm thực vật xung quanh và cộng đồng vi khuẩn trong đất. Những kết quả này đã được sử dụng để có được sự chấp thuận cho trồng khảo nghiệm bạch đàn Loại I (Type I) ở Tsukuba.

Xem thêm tại http://www.wdc-jp.biz/pdf_store/jspcmb/pdf/pb30_1/30_73.pdf.


Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát cỏ dại trên ruộng trồng cây kháng Glyphosate

Tổng cộng có 156 các cánh đồng canh tác nông nghiệp trên sáu bang của nước Mỹ đã được nghiên cứu để điều tra tác động hệ thống kiểm soát cỏ dại của cây trồng kháng thuốc diệt cỏ glyphosate (GR) đến cấu trúc và thành phần của quần thể cỏ dại. Các cánh đồng được phân loại thành ba hệ thống kiểm soát cỏ dại: a) chỉ trồng một loại cây trồng GR duy nhất và  liên tục, b) luân canh hai loại cây trồng GR và c) luân canh 1 loại cây trồng GR với cây trồng không phải GR. Mật độ quần thể loài cỏ dại, sự phong phú về  loài đa về loài được phân tích bằng mô hình hỗn hợp để kiểm tra ảnh hưởng theo các thông số như thời gian (năm), vị trí địa lý và hệ thống quản lý cỏ dại.

Các nhà nghiên cứu xác định tổng số 329 loài cỏ dại trong tất cả các địa điểm trong suốt thời gian nghiên cứu. Quẩn thể cỏ được tìm thấy có liên quan chặt chẽ nhất với vị trí địa lý. Hệ thống kiểm soát cỏ dại ảnh hưởng giống nhau trong các quần thể cỏ dại tương ứng với vị trí địa lý. Tuy nhiên điều này đã không đồng nhất trong tất cả các năm thử nghiệm. Hệ thống kiểm soát cỏ dại do luân canh cây trồng có tính trạng GR thường làm giảm mật độ và sự đa dạng loài cỏ dại, nhưng ảnh hưởng của sự luân canh cũng khác nhau tùy theo vị trí địa lý.

Dựa trên những kết quả này, các nhà nghiên cứu kết luận rằng hệ thống kiểm soát cỏ dại cần được điều chỉnh theo địa phương để giúp tínhtrạng của cây trồng GM kiểm soát được đa dạng cao của cỏ dại trong khi giảm cạnh tranh giữa cây trồng và cỏ dại và tối đa hóa năng suất.

Xem thêm tại:
http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/avsc.12039/abstract?deniedAccessCustomisedMessage=&userIsAuthenticated=false.

Ngoài lĩnh vực cây trồng công nghệ sinh học

Các nhà nghiên cứu sử dụng vi khuẩn để ngăn chặn bệnh sốt rét

Một nghiên cứu tiến hành tại Đại học bang Michigan (MSU) cho thấy bệnh sốt rét truyền từ muỗi cho con người có thể được chặn lại bởi vi khuẩn Woolbachia. Vi khuẩn này hoạt động như một vắc-xin đối với muỗi bảo vệ chúng khỏi ký sinh trùng sốt rét.

Zhiyong Xi, trợ lý giáo sư vi sinh học và di truyền học phân tử của MSU, cho biết "Công trình nghiên cứu này là đầu tiên từ trước đến nay chứng minh vi khuẩn Wolbachia có thể được tạo ra một cách ổn định trong một vector sốt rét chính, đó là loài muỗi Anopheles stephensi và mở ra cánh cửa cho việc nghiên cứu sử dụng vi khuẩn Wolbachia để kiểm soát bệnh sốt rét." Nhóm của Xi đã chứng minh thành công vi khuẩn Woolbachia mang theo bởi vector muỗi sốt rét và cách những con muỗi này truyền vi khuẩn cho cả quần thể. Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy vi khuẩn có thể ngăn chặn muỗi truyền ký sinh trùng sốt rét sang người.

Xem thêm tại http://msutoday.msu.edu/news/2013/using-bacteria-to-stop-malaria/.

 

Nguồn: http://agbiotech.com.vn/vn/?mnu=preview&key=4118

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây