Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
ddci hcmc banner 02 1279x447

Khóa Tập huấn thực nghiệm về Công nghệ Sinh học Y Dược Tại Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15 -19/01/2018

Thứ sáu - 02/02/2018 16:06
1

Nhằm cung cấp kỹ thuật thực hành cho các nhà nghiên cứu, sinh viên trong lĩnh vực Y sinh của Việt Nam và quốc tế, Trường Đại học Tsukuba, Nhật Bản phối hợp với Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Khóa Tập huấn thực nghiệm về Công nghệ Sinh học Y Dược tại Trung tâm CNSH từ ngày 15-19/1/2018.

Đại diện Trung tâm Công nghệ Sinh học, TS. Nguyễn Đăng Quân, Phó Giám đốc Trung tâm đã có lời phát biểu khai mạc đánh giá cao sự hợp tác của Trung tâm với Trường Đại học Tsukuba. Đây là Khóa tập huấn thứ 3 nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực công nghệ sinh học trong Y dược được hai bên cùng phối hợp tổ chức.
 
2

Khóa học đã thu hút sự tham gia của trên 40 học viên là các sinh viên và cán bộ nghiên cứu khoa học thuộc Trường Đại học Y Dược TP.HCM, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Quốc tế, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Trường ĐH Huế, Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Tsukuba, Công ty Biomedic JSC, cùng một số cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh.

Khóa tập huấn này bao gồm 2 lớp: Tin sinh học và Chẩn đoán truyền nhiễm bệnh.
 
3

Lớp Tập huấn Tin Sinh học diễn ra từ ngày 15-17/1/2018. Học viên được cung cấp những kiến thức và thực hành các kỹ năng tương tác với các trình duyệt lưu trữ cơ sở dữ liệu bộ gen của các loài; sử dụng các công cụ tin sinh học trong phân tích trình tự dữ liệu thế hệ thứ hai dựa trên tên gọi và vị trí của gen. Đồng thời học viên được làm quen với phần mềm lập trình Linux, một công cụ ứng dụng trong quy trình xử lý dữ liệu bán tự động.

Lớp Tập huấn về Chẩn đoán bệnh lây nhiễm tổ chức từ ngày 15-19/01/2018. Qua khóa học, Học viên được tiếp cận với chủ đề mới về lây nhiễm "Xu hướng hiện tại về kháng kháng sinh" và tìm hiểu các phương pháp để phát hiện vi khuẩn đa kháng (MDRB). Trong quá trình học, học viên cũng đã có cơ hội chia sẻ và thảo luận các kinh nghiệm trong lĩnh vực và các giải pháp điều trị vi khuẩn đa kháng.
 
4

Kết thúc khóa tập huấn, các học viên đánh giá cao tính cập nhật các thông tin và công nghệ hiện đại, những kiến thức bổ ích đã thu hoạch qua đợt tập huấn, tính chuyên nghiệp của Giảng viên và trợ giảng khóa học. Bên cạnh đó một số kiến nghị được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng cho khóa học tiếp theo như bổ sung thêm một số nội dung kỹ thuật, tăng thời gian phân tích và làm thí nghiệm, tạo thêm sự thu hút của chương trình bằng các buổi thực địa. Mỗi học viên đã trình bày báo cáo thu hoạch cuối khóa về các kết quả đạt được cũng như những kế hoạch áp dụng cụ thể về các kiến thức đã học.

Tác giả bài viết: Phòng Quản lý khoa học & HTQT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay1,180
  • Tháng hiện tại9,434
  • Lượt truy cập:23377475
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
HD
LogoSNN1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây