Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
4 4 banner 1226x341

Hội thảo "Ứng dụng Công nghệ Sinh học trong nghiên cứu bệnh học Thủy sản"

Thứ sáu - 30/06/2017 06:34
HỘI THẢO 
Ứng dụng Công nghệ Sinh học trong nghiên cứu bệnh học Thủy sản (Ngày 27/6/2017)

 
Trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. HCM “Nghiên cứu tạo vắc-xin nhược độc phòng bệnh gan thận mủ cá tra ở quy mô hàng hóa”, ngày 27 tháng 6 năm 2017 tại Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM đã diễn ra Hội thảo “Ứng dụng Công nghệ Sinh học trong nghiên cứu bệnh học Thủy sản”.
Chủ trì Hội thảo là TS. Nguyễn Đăng Quân, Phó Giám đốc Trung tâm CNSH TP. Hồ Chí Minh.
 
1

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm tham dự của gần 100 đại biểu từ các công ty sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản tại huyện Cần Giờ, tỉnh Bến Tre và tỉnh An Giang, cán bộ của Trung tâm Giống Thủy sản An Giang, Trung tâm Giống Nông nghiệp Tiền Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Giống Cây trồng-Vật nuôi-Thủy sản, Ban quản lý Khu nông nghiệp Công nghệ cao; và cán bộ nghiên cứu của các trường, viện như Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Đại học Nông lâm, Đại học Quốc tế, Đại học Cần Thơ, Đại học Huế và Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh.
 
2

Hội thảo đã cung cấp thông tin từ các đề tài nghiên cứu bệnh học thủy sản ở Việt Nam; đồng thời giới thiệu những công trình nghiên cứu khoa học mới nhất về ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu bệnh học thủy sản, chủ yếu đối tượng tôm và cá tra. Một số kết quả nghiên cứu được trình bày tại Hội thảo như sau:

- Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh phổ biến trên cá tra như bệnh gan thận mủ, bệnh xuất huyết, bệnh trương bóng hơi, bệnh vàng da và bệnh trắng gan trắng mang. Trong đó, bệnh vàng da và bệnh trắng gan trắng mang được ghi nhận là một trong những bệnh không rõ tác nhân.

- Tìm hiểu các đặc điểm sinh lý, sinh hóa, thành phần plasmid, khả năng kháng thuốc và đặc điểm di truyền của 80 chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri phân lập từ các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long) trong 10 năm (2002-2011). Con đường lan truyển và gây dịch bệnh của E. ictaluri cũng được đánh giá dựa trên một số yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn và pH).

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ knock-out gen để tạo ra các chủng Edwardsiella ictaluriAeromonas hydrophila đột biến có độc lực thấp, có tiềm năng sử dụng làm vắc-xin phòng ngừa bệnh xuất huyết và gan thận mủ trên cá tra;

- Nghiên cứu khả năng đối kháng và ức chế độc lực của vi khuẩn Vibrio trong môi trường nước bằng cách dùng hỗn hợp vi khuẩn phân lập từ hệ tiêu hóa tôm sú và cá chẽm. Ngoài ra, enzyme tái tố hợp AHL-lactonase (nguồn gốc từ Bacillus cereus) còn được dùng để phân hủy hệ thống quorum sensing của một số vi khuẩn gây hại trong thủy sản như Vibrio harveyiEdwardsiella ictaluri nhằm làm giảm độc lực của hai loại vi khuẩn này.

- Nghiên cứu mối tương quan giữa kiểu hình và độc lực của chủng Vibrio harveyi. Ngoài ra cơ chế lẩn trốn phản ứng miễn dịch của ký chủ của V. harveyi trong quá trình cảm nhễm trên Artemia franciscana cũng được nghiên cứu sâu thông qua mức độ sao mã và dịch mã của heat shock protein 70 và high motibility group box 1.

Kết thúc Hội thảo, các đại biểu đều mong muốn thiết lập một mạng lưới trao đổi thông tin giữa các đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp và nông dân nhằm chia sẻ và cập nhật kịp thời tình hình bệnh dịch, cũng như các nghiên cứu mới trong lĩnh vực thủy sản.
 

Tác giả bài viết: Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay1,605
  • Tháng hiện tại42,938
  • Lượt truy cập:22593439
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
logo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây