Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
4 4 banner 1226x341

Bản tin cây trồng công nghệ sinh học ngày 29/5/2013 đến ngày 05/06/2013 (Phần 2)

Thứ tư - 12/06/2013 06:42
Tòa án Philippines ra lệnh dừng khảo nghiểm cà tím Bt
 

Tại Philippines, Toà án cấp phúc thẩm (the Court of Appeals) đã phán quyết rằng các khảo nghiệm cà tím kháng sâu bệnh có sự biểu hiện gen Bacillus thuringiensis (Bt) phải được dừng lại trên cơ sở các kết quả cho thấy không có "sự chắc chắn khoa học đầy đủ" về  sự an toàn của các khảo nghiệm đối với sức khỏe con người và môi trường.

 

Theo Tòa phúc thẩm, tòa không thể tuyên bố  khảo nghiệm (cà tím Bt) là an toàn cho sức khỏe con người và hệ sinh thái với sự chắc chắn về  khoa học đầy đủ, cà tím Bt làm thay đổi trạng thái tự nhiên của hệ sinh thái.

 

Do không có "sự chắc chắn khoa học đầy đủ" này tòa án đã ban hành "Lệnh Kalikasan" yêu cầu Bộ Môi trường và Tài nguyên (DENR) và các cơ quan khác để dừng các khảo nghiệm.

 

"Lệnh Kalikasan" là một biện pháp khắc phục hợp pháp theo luật pháp Philippines để đối phó với những thiệt hại về môi trường ở mức độ đe dọa đến cuộc sống, sức khỏe, tài sản của cư dân trong hai thành phố hoặc tỉnh hay nhiều hơn.

 

Chính phủ đã tiến hành khảo nghiệm cà tím Bt từ năm 2010 tại năm địa điểm. Một nhóm phản đối đã nộp đơn yêu cầu có "Lệnh Kalikasan" của Tòa án Tối cao và Tòa án Tối cao ban hành một "Lệnh Kalikasan" và gửi trả lại đơn khởi kiện cho Toà án phúc thẩm để điều trần về các vấn đề khoa học và thực tế có liên quan.

 

Trong khi đó, một làn sóng bất đồng, phản ứng với phán quyết của tòa án được dự đoán sẽ diễn ra ​​ở Philippines và ở nước ngoài trong bối cảnh có sự đồng thuận rộng rãi về khoa học rằng sự an toàn và lợi ích của cà tím Bt.

 

Một nhà khoa học Philippines ở Mỹ nói: "phán quyết của tòa án cho thấy một cách đáng tiếc  rằng nghiên cứu khoa học về Bt (cà tím) và có thể  là nghiên cứu về cây các loại trồng công nghệ sinh học mới khác có thể  phải dừng lại. Các trường đại học của chúng ta có thể không còn có khả năng thực hiện các nghiên cứu quan trọng này và chúng ta đã tự đánh mất một công nghệ mang tính đột phá có thể mang lại lợi ích cho những nông dân và đất nước của chúng ta."

 
Xem thêm tại http://www.gmanetwork.com/news/story/310245/scitech/science/who-s-afraid-of-the-gmo-eggplant.

Châu Âu
 
Cà chua tím GM hương vị ngon hơn và tươi lâu hơn
 

Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Trung tâm John Innes (JIC) đã đến lúc có thể làm cho cà chua - loại quả phổ biến nhất trên thế giới - cóvị ngon hơn và kéo tươi lâu hơn. Được dẫn dắt bởi JIC Giáo sư Cathie Martin, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu giống cà chua giàu anthocyanin, một loại sắc tố tự nhiên đem lại hàm lượng cao của các chất chống oxy hóa. Nhóm nghiên cứu của giáo sư Martin phát hiện ra rằng cà chua màu tím biến đổi gen (GM) có độ tươi dài hơn cà chua bình thường trung bình từ 21-48 ngày và có chứa anthocyanins, chất làm chậm quá trình chín nẫu dẫn đến mềm và thối quả đồng thời tạo hương vị đầy đủ hơn và sử dụng được lâu hơn. Cà chua màu tím cũng ít nhạy cảm với bệnh mốc xám, một căn bệnh nghiêm trọng cà chua sau khi thu hoạch.

 

Giáo sư Martin nói: "Nghiên cứu của chúng tôi đã xác định một mục tiêu mới cho các nhà nhân giống nhằm sản xuất giống cà chua có đầy đủ hương vị và do đó hấp dẫn hơn cho người tiêu dùng và có giá trị thương mại cao hơn do sự gia tăng tuổi thọ." Kết quả nghiên cứu cũng có thể được áp dụng cho các loại trái cây mềm khác như dâu tây và quả mâm xôi.

 

Xem thêm tại http://news.jic.ac.uk/2013/05/purple-tomatoes/?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=

Feed%3A+NewsFromTheJohnInnesCentre+%28News+from+the+John+Innes+Centre%29

Các nhà khoa học xác định cơ chế phát tín hiệu cảnh báo nguy hiễm của thực vật

 

Các nhà khoa học từ Đại học Aberdeen,Viện  James Hutton và Trạm nghiên cứu Rothamsted tại Vương quốc Anh đã phát hiện ra rằng thực vật sử dụng mạng lưới nấm trong đất để cảnh báo các thực vật xung quanh về sự tấn công của rệp vừng. Nghiên cứu này được công bố trong Ecology Letters và là nghiên cứu đầu tiến cho thấy khả năng của thực vật giao tiếp trong đất theo cách này.

 

Các nhà khoa học trồng giống đậu (Vicia faba) theo từng nhóm có 5 cây. Họ cho phép ba cây trong mỗi nhóm phát triển các hệ thống mycelia trong đất  – mycelia là một loại nấm sợi (thread-like fungi) phát triển từ bộ rễ này sang bộ rễ khác. Hai cây còn lại được giữ không cho nhiễm nấm. Các nhà khoa học sau đó cho một cây cây trong từng nhóm nhiễm rệp qua đó sinh ra các hóa chất kháng rệp nhưng thu hút loài ong bắp cày, một trong những kẻ thù của rệp vừng.

 

Điều đáng chú ý là các cây không bị rệp tấn công nhưng có liên kết với các cây bị tấn công bởi mạng lưới nấm trong đất cũng bắt đầu sinh ra các phản ứng phòng vệ hóa học. Trong khi đó những cây không có liên kết thì không tạo ra các phản ứng phòng vệ hóa học và do đó vẫn dễ bị tấn công rệp vừng. Do các nghiên cứu trước đây cho thấy thực vật có thể giao tiếp về mặt hóa học nhờ không khí, nên các nhà nghiên cứu trong thí nghiệm này đã che kín cây trồng thử nghiệm để loại trừ việc trao đổi tín hiệu trên mặt đất.

 
Xem thêm tại http://www.hutton.ac.uk/news/plants-use-underground-networks-communicate-danger.

Nghiên cứu
 
Gen làm tăng tính kháng sâu hại cây trồng
 

Cây trồng không có khả năng di chuyển như động vật để tránh được những stress do côn trùng và bệnh hại chúng. Do đó, chúng đã tiến hóa để có những hệ thống miễn dịch rất phức tạp để tự bảo vệ trước sự tổn hại này. Những nghiên cứu gần đây chứng minh rằng chính các hormones thực vật thí dụ như jasmonates có vai trò cực kỳ quan trọng phục vụ cách tự bảo vệ như vậy, cũng như giúp cây tăng trưởng. Nhà khoa học Po Hu và ctv. thuộc Đại Học Tsinghua, Trung Quốc đã khám pha một gen (JAV1) trong lột trình biến dưỡng jasmonate chỉ có chức năng tự vệ và không có chức năng giúp cây tăng trưởng. Theo kết quả nghiên cứu của Hu, thực vật tạo ra jasmonates khi có sự tấn công của côn trùng hoặc sự lây nhiễm của pathogen. Điều này làm kích hoạt sự phân rả protein JAV1. Theo cách phân rả ấy, biểu hiện của gen tự vệ được kích hoạt và làm tăng tính kháng lại stress sinh học. Nghiên cứu này giải thích được các cơ chế ở mức độ phân tử khi cây sử dụng những tín hiệu jasmonate để tự bảo vệ khỏi stress sinh học.

 
Xem thêm tại  http://www.cell.com/molecular-cell/abstract/S1097-2765(13)00332-8.

Các nhà nghiên cứu ISU chứng minh Bt Toxin kháng được côn trùng gây hại cây trồng thuộc Hemiptera

 

Bacillus thuringiensis (Bt) genes đã và đang thể hiện rất thành công trong cây trồng biến đổi gen để kháng lại sâu thuộc Bộ cánh vảy (Lepidoptera) và Bộ Coleoptera. Tuy nhiên, những côn trùng thuộc Bộ cánh nửa, chích hút nhựa cây (Hemiptera) không tỏ ra nhạy cảm với Bt proteins. Để khẳng định vấn đề này, Nanasaheb Chougule và ctv. thuộc Đại Học Iowa State  đã bổ sung thêm một trình tự ngắn của chuỗi peptide đối với Bt protein nhằm kết gắn trong ruột của những loài côn trùng chủ đích và làm tăng được tính hiệu quả của protein này. Họ đã chèn vào 12-amino acid chuỗi peptide kết gắn vào thành ruột của aphid gây hại đậu Hà Lan bằng cách cho thêm hoặc thay đổi những amino acids trong một hoặc ba cuộn quấn (loops) của độc chất Bt cytolytic (Cyt2Aa). Điều này dẫn đến kết quả cải tiến được sự gắn kết và sâu Hemiptera kháng độc tính Bt, đó là rầy mềm trên đậu Hà Lan (pea aphid: Acyrthosiphon pisum) và rầy mềm tấn công quả đào (green peach aphid: Myzus persicae). Theo đó, kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu này có thể hữu ích trong phát triển giống cây trồng GM kháng sâu hại thuộc Bộ cánh nửa, đặc biệt có tầm quan trọng trong nông nghiệp thế giới.

 

Xem thêm tại http://www.pnas.org/content/110/21/8465.full.



Ngoài  lĩnh vực cây trồng công nghệ sinh học
 
Giải trình tự genome cây thông
 

Các nhà khoa học thuộc Sweden's Umeå Plant Science Centre (UPSC), tại Umeå và thuộc các Viện nghiên cứu khác đã giải trình tự bộ gen cây thông Na Uy (Norway spruce), tên phổ biến là cây “Christmas”. Đây là thực vật hạt trần đầu tiên (gymnosperm) được báo cáo về chuỗi trình tự bộ gen. Đột phá như vậy trong khoa học được hi vọng lập bản đồ là mong muốn hiểu biết của con người  về sự phát triển độc đáo, sự thích ứng, và sự tiến hóa của thực vật hạt trần. Cây thông Na Uy là genome lớn nhất được người ta lập bản đồ, có kích thước lớn hơn genome người gấp 7 lần. Họ đã phân lập được 29.000 gen có chức năng, chỉ thấp hơn một chút so với genome người, và theo kết quả nghiên cứu này, đó là nguyên nhân của hiện tượng phong phú bộ gen (genome obesity) bởi các chuỗi DNA có tính chất lập lại tích tụ hơn hàng trăm triệu năm  trong lịch sử tiến hóa. Trong khi các loài động, thực vật khác có những cơ chế hết sức hiệu quả theo hướng khác với những đoạn phân tử lập lại giống như vậy, thì cây thông (conifers) không có cơ chế khởi động tương tự.

 
Xem thêm tại

http://www.umu.se/english/about-umu/news-events/news/newsdetailpage/the-norway-spruce-genome-sequenced.cid216079 và http://www.nature.com/nature/journal/vaop/ncurrent/full/nature12211.html#affil-auth.



EFSA phác thảo qui trình đánh giá động vật biến đổi gen
 

Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm châu Âu EFSA (European Food Safety Authority) cho xuất bản những hướng dẫn để đánh giá ảnh hưởng tiềm tàng của động vật GM đối với môi trường, cũng như đối với sức khỏe con người và động vật. Hướng dẫn mới này được hình thành theo yêu cầu của Ủy Ban Châu Âu (European Commission: EC) trong quá trình chuẩn bị cho những chấp nhận của tương lai về đánh giá giống cá GM, côn trùng GM, chim GM. Theo hướng dẫn của EC, EFSA có 6 bước để đánh giá rủi ro đối với môi trường về động vật GM: (1) khung vấn đề bao gồm việc xác định mức nguy hiểm và tác hại; (2) định tính mức nguy hiểm; (3) định tính mức tác hại (exposure); (4) định tính mức rủi ro; (5) chiến lược quản lý rủi ro; (6) đánh giá tổng quát rủi ro.

 

Xem thêm tại  http://www.efsa.europa.eu/en/press/news/130523.htm.



Thông báo
 

Kỷ niệm lần thứ nhất số ra đầu tiên của Tạp chí Nông Nghiệp & An Ninh Lương Thực

 

Tạp chí The Agriculture and Food Security kỷ niệm lần thứ nhất số ra đầu tiên với các chủ đề  có tại 

http://www.agricultureandfoodsecurity.com/content/2/1/7/abstract. Ban biên tập mời các nhà nghiên cứu gửi các công trình và có thể nhận được dịch vụ phản biện chất lượng cao và được nhanh chóng xuất bản. Tạp chí cũng tuân thủ các chính sách truy cập mở của các nhà tài trợ như Howard Hughes Medical Institute, National Institutes of Health và Wellcome Trust.

 
Để có thêm thông tin truy cập theo

http://www.agricultureandfoodsecurity.com/ hoặc gửi email theo địa chỉ : rhiannon.meaden@biomedcentral.com.



 7th International Rice Genetics Symposium
 

 Hội Nghị Di Truyền Quốc Tế Cây Lúa lần thứ 7 (RG7) được tổ chức từ ngày 5 đến 8 tháng Mười Một 2013 tại Dusit Thani Hotel, Manila, Philippines. Được tổ chức bởiViện Lúa Quốc Tế (IRRI) và là hội nghị về nghiên cứu lúa gạo quan trọng nhất và lớn nhất thế giới. Hội nghị tạo ra diễn dàn quan hệ và học hỏi tuyệt vời cho các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và đại diện từ lĩnh vực công và tư về sản xuất lúa gạo.

 
Xem thêm tại http://rice-genetics.com/.

Điểm sách
 
Đồ họa trực quan về ISAAA Brief 44
 

Đồ họa trực quan (Infographic) mới về Tình trạng toàn cầu năm 2012 của cây trồng công nghệ sinh học/GM đã thương mại hoá hiện đang có tại trang web của ISAAA. Đồ họa này tóm tắt bằng hình vẽ các chi tiết quan trọng được trình bày bởi Clive James trong đánh giá hàng năm.

Xem Đồ họa tại http://www.isaaa.org/resources/publications/briefs/44/infographic/default.asp.    

 

Nguồn: http://agbiotech.com.vn/vn/?mnu=preview&key=4124

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay13,346
  • Tháng hiện tại156,308
  • Lượt truy cập:22416627
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
logo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây