Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 

Bản tin cây trồng công nghệ sinh học ngày 10/04/2013 đến ngày 17/04/2013 (Phần 2)

Thứ sáu - 19/04/2013 19:27

Giống lúa kháng mặn được trồng ở Việt Nam

Nông dân ở huyện Hồng Dân tỉnh Sóc Trăng trước đây thường trồng cây cọ dừa nước và cajutput do nước bị nhiễm mặn cao. Tuy nhiên, từ năm 2009, Đại học Cần Thơ đã cung cấp giống lúa chịu mặn mà có thể trồng trong môi trường với độ mặn 0,1% và cho năng suất trên 4 tấn mỗi ha sau 150 ngày. Một loại giống gạo thơm ST chịu mặn khác cũng được phát triển ở Sóc Trăng có thể tăng trưởng mạnh trên đồng nước nhiễm mặn và trong ruộng trồng lúa kết hợp với nuôi tôm.

Năm 2011, đồng bằng sông Cửu Long chính thức trồng 15 giống lúa kháng mặn mới có thể sản xuất năng suất cao ở độ mặn từ  0,4-0,6 %. Những giống này được trồng ở các tỉnh Bạc Liêu Kiên Giang, Cà Mau. Theo Cục Trồng trọt ,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ vài nghìn ha vào năm 2005, dòng chịu mặn được trồng với diện tích 160.000 ha vào năm 2012.

Xem thêm tại http://en.vietnamplus.vn/Home/Salineresistant-rice-varieties-improve-profits/20133/32981.vnplus


Khóa học về An toàn sinh học và đạo đức sinh học đầu tiên tại Thái Lan

Trung tâm quốc gia về kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học (BIOTEC) và Trung tâm Công nghệ sinh học nông nghiệp (CAB), Đại học Kasetsart, đã cùng nhau xây dựng khóa học "an toàn sinh học và đạo đức sinh học". Khóa học này đã được đưa ra như một môn tự chọn cho một chương trình tiến sĩ về Công nghệ sinh học nông nghiệp vào năm 2013 tại CAB, Đại học Kasetsart.

Khóa học gồm các nội dung như Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học của Công ước về Đa dạng sinh học, sự phát triển công nghệ sinh học và kỹ thuật di truyền ở Thái Lan, các quy định an toàn sinh học quốc gia và quốc tế, các hướng dẫn an toàn sinh học cho phòng thí nghiệm và trên đồng ruộng về công nghệ sinh học hiện đại, đánh giá và quản lý rủi ro,các khía cạnh đạo đức và  kinh tế- xã hội của công nghệ sinh học. Các chuyên gia từ cả hai khu vực công và tư nhân được mời tham gia giảng dạy cho khóa học.

Để biết thêm thông tin về khóa học này liên hệ Wichai Kosiratana tại agrwck@ku.ac.th.



Âu châu

Công nghệ hàng không mới giúp nâng cao năng suất ngô

Một nhóm nghiên cứu thuộc ĐH de Barcelona dẫn đầu bởi Giáo sư Joseph Lluís Araus đã phát triển loại máy bay không người lái điều khiển từ xa  gọi là "Skywalker" để giúp lựa chọn các giống ngô thích nghi tốt nhất với điều kiện môi trường bất lợi. Phản xạ quang phổ và máy ảnh chụp ảnh nhiệt được gắn vào cánh của máy bay để đánh giá sự phát triển cây trồng, đo nhiệt độ và lượng nước trong đất. Máy bay có thể bay với hơn 600 mét với tốc độ trung bình 45 km mỗi giờ. Thời gian cất cánh và hạ cánh có thể được lập trình tự động và các nhà phát triển hy vọng rằng các dữ liệu được thu thập bởi Skywalker sẽ đóng góp cho việc nhân giống ngô hiệu quả hơn và  đẩy nhanh sự phát triển của các giống ngô chịu hạn hán và nồng độ nitơ thấp.

Nguyên mẫu đầu tiên của Skywalker đã được trao cho Văn phòng Nam Phi của Trung tâm cải tiến lúa mỳ  quốc tế (CIMMYT), nơi các nhà nghiên cứu phối hợp kiểm tra thực địa. Máy bay thứ hai dự kiến ​​sẽ được trao cho Viện nghiên cứu nông học quốc gia Peru (INIA).

Xem thêm tại http://www.ub.edu/web/ub/en/menu_eines/noticies/2013/04/006.html



Nghiên cứu

Ảnh hưởng của thuốc sâu gốc Neonicotinoid đối với ong bumble

Cơ quan nghiên cứu thực phẩm và môi trường (Food and Environment Research Agency) đã công bố kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu gốc neonicotinoid đối với con ong “Bumble”, tên khoa học là Bombus terrestris, tác giả Helen Thompson và ctv.. Mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo nghiệm thuốc neonicotinoid, sử dụng trên các giống cây trồng biến đổi gen (GM crops), có ảnh hưởng gì đối với sức khỏe đàn ong bumble. Họ đã so sánh sự phát triển của ong bumble từ ba nghiệm thức khác nhau trên ruộng trồng cây cải dầu (oilseed rape): (A) không xử lý thuốc, (B) xử lý với clothisnidin, và (C) xử lý với imidacloprid. Những khác biệt về tồn dư của thuốc trừ sâu được tìm thấy trên ong nhưng không có mối liên hệ nào đến nghiệm thức được xử lý trên cây trồng liền kề nhau. Điều này cho thấy sự tìm kiến thức ăn của ong có khoảng cách di chuyển rất xa. Tất cả những đàn ong như vậy đã gia tăng quân số và sống được cho đến cuối đời theo chu kỳ sống của chúng. Tại các ruộng xử lý theo nghiệm thức A và B, đàn ong này tăng trưởng theo số lượng cao hơn đàn ong của nghiệm thức C, nhưng tất cả đàn ong ấy đề có sinh khối lớn hơn đàn ong kiểm chứng. Biến thiên hàm lượng tồn dư neonicotinoid được tìm thấy giữa các đàn ong và giữa các điểm khác nhau. Tuy nhiên, quan hệ này chưa rõ ràng.

Xem báo cáo khoa học:
http://www.fera.defra.gov.uk/scienceResearch/scienceCapabilities/chemicalsEnvironment/documents/reportPS2371Mar13.pdf.

Thể hiện gen Xa7 điều khiển tính kháng bệnh bạc lá vi khuẩn của cây lúa

Nhà khoa học Dwinita Wikan Utami và ctv. thuộc Trung Tâm nghiên cứu Công nghệ Sinh học Nông nghiệp và Tài nguyên Di truyền của Indonesia đã thực hiện một nghiên cứu nhằm thẩm định chức năng của gen kháng bệnh bạc lá (BLB) Xa7 đối với tập đoàn giống lúa trong ngân hàng gen. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích sự thể hiện gen thông qua RT-PCR kết hợp với đánh giá ngoài đồng. Hai dòng con lai thuộc tổ hợp lai kép với những giống bản địa được chọn lọc thể hiện tính kháng tốt với các chủng nòi (strain) vi khuẩn gây bệnh bạc lá chủ lực ở Indonesia. Chuỗi trình tự với 60 amino acids tương đồng với gen mã hóa protein có liên quan đến hệ thống tự bảo vệ của cây lúa trong điều kiện stress do sinh học gây ra. Thông qua kỹ thuật “association test”, phân tử marker có chức năng đối với gen Xa7 xác định được chỉ thị phân tử này có khả năng ứng dụng một cách phổ biến để đánh giá tính kháng bệnh BLB trong ngân hàng gen.

Xem http://link.springer.com/article/10.1007/s12892-012-0091-1.


Ngoài lĩnh vực công nghệ sinh học

Phát triển công nghệ DNA để khám phá loài nhanh hơn

Các nhà khoa học Úc thuộc CSIRO (Commonwealth Scientific and Industrial Research Organization) và Đại Học Western Australia đã phát triển và thử nghiệm thành công một kỹ thuật phân tử mới (molecular technique) có khả năng giúp con người khám phá được các loài mới, đặc biệt là những lĩnh vực ít được nghiên cứu và còn thiếu tư liệu. Kỹ thuật này được gọi là “ecogenomics" có nghĩa là genome học trên cơ sở sinh thái. Kỹ thuật này giúp nhà nghiên cứu điều tra các loài dây leo dạng bụi cây ở rừng mưa nhiệt đới thuộc khu vực “Australia's National Heritage-listed Kimberley”. Kỹ thuật ecogenomics bao gồm các nội dung phân lập các loài (species) trên cơ sở hình thái học và phân tử DNA, nhanh chóng hơn và rẻ tiền hơn các phương pháp trước đây. Do đó, kỹ thuật ấy có thể cải tiến được hiệu quả của việc đánh tác tác động môi trường cũng như quản lý công tác bảo tồn quỹ gen. Tháng sau, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích DNA của hơn 300.000 mẫu côn trùng, và nghiên cứu sự có mặt của các loài sinh vật đặc hữu của địa phương.

Xem thêm tại http://www.csiro.au/en/Portals/Media/DNA-technology-set-to-speed-up-species-discovery.aspx


Sử dụng GE trong tế bào miễn dịch để làm rõ khối u gây bệnh Leukemia

Trong một bài báo công bố trên tạp chí Science Translational Medicine, người ta đang thảo luận kết quả của một xét nghiệm y học về cách chũa trị mới đối với bệnh ung thư máu (acute lymphoblastic leukemia), bệnh này giết chết 60% bệnh nhân. Qui trình của phương pháp này bao gồm việc ly trích tế bào miễn dịch (immune cells: T cells) của bệnh nhân; xong rồi cho biến đổi gen (genetically engineered: GE) để biểu hiện được một receptor đối với một protein có trong những tế bào miễn dịch khác (B cells). Sau đó, các tế bào miễn dịch theo kiểu GE như vậy được tiêm vào bệnh nhân. Theo đó, tất cả những bệnh nhân đã được xử lý cho thấy không còn khôi u nữa nhanh hơn gấp nhiều lần mong đợi.

Xem chi tiết

http://stm.sciencemag.org/content/5/177/177ra38 và http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=genetically-engineered-immune-cells-found-to-rapidly-clear-leukemia-tumors.



Thông báo

Hội nghị quốc tế lần II về Lương thực và Môi trường, Budapest, Hungary

Hội nghị quốc tế lần thứ Hai về lương thực và môi trường sẽ được tổ chức vào ngày 22 đến 24 Tháng Tư 2013 tại Budapest, Hungary. Xem thông tin chi tiết:

http://www.wessex.ac.uk/13-conferences/food-and-environment-2013.html.

Hội thảo: Cải tiến quản lý tài nguyên di truyền thực vật, Brussels, Belgium

Tổ chức EIP (European Innovation Partnership) về năng suất và bền vững trong nông nghiệp là một trong những sáng kiến chính của Ủy Ban Châu Âu nhằm giúp đỡ cho nội dung nghiên cứu và cải tiến nông nghiệp. Hội thảo "Stimulating Innovation in Plant Genetic Resources", ngày 23-4-2013 tại Brussels, Belgium, nhằm mục đích tìm kiếm các giải pháp để  EIP có thể thúc đẩy khả năng cải tiến trong quản lý tài nguyên di truyền thực vật.

Xem  http://www.plantetp.org/index.php?option=com_content&view=article&id=173&Itemid=53.

 
Nguồn: http://www.agbiotech.com.vn/vn/?mnu=preview&key=4085
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập32
  • Hôm nay17,163
  • Tháng hiện tại28,008
  • Lượt truy cập:23051752
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
logo
LogoSNN1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây