Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
ddci hcmc banner 02 1279x447

Bản tin cây trồng công nghệ sinh học ngày 05/06/2013 đến ngày 12/06/2013 (Phần 1)

Thứ sáu - 14/06/2013 06:44

Các tin trong số này:

1.        Tin thế giới

2.        Calestous Juma: Thế giới cần cây trồng biến đổi gen để chấm dứt nạn đói

3.        Mông cổ, Luxembourg phê chuẩn Nghị định thư Nagoya

4.        Châu Phi

5.        Các cơ quan của Liên Hợp Quốc : An ninh lương thực và dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của Châu Phi

6.        AfricaRice ra mắt giống lúa mới cho Châu Phi

7.        Lai ngô kháng cỏ dại Striga được phát triển ở Kenya

8.        Namibia ra mắt cơ sở thử nghiệm hạt giống cây trồng

9.        Châu Mỹ

10.     USDA điều tra các phát hiện của lúa mì GE ở bang Oregon

11.     Hệ gen cây Ca cao thể hiện các chỉ thị tạo ra mùi vị ngon hơn và năng suất cao hơn

12.     Dự án của USDA về lúa Biofortify cho gạo chứa các khoáng chất quan trọng

13.     Châu Á và Thái Bình Dương

14.     Bill Gates hoan nghênh nỗ lực chống đói nghèo của ICRISAT

15.     Hội thảo truyền thông Nông nghiệp dành cho các bên liên quan ở Indonesia

16.     Việt Nam và Nhật Bản hợp tác nghiên cứu sắn cao sản

17.     Truyên thông khoa học thực phẩm ở Indonesia

18.     Nông dân trông khoai tây và cán bộ nông nghiệp tham dự Hội thảo tại Bandung, Indonesia

19.     Châu Âu

20.     Các nhà khoa học xác định cơ chế bảo vệ của cây trồng đối với tác nhân gây bệnh

21.     Paterson nói về công nghệ GM tại Hội nghị thượng đỉnh lương thực Vương quốc Anh-Ireland

22.     Nghiên cứu

23.     Phân tử “regulator” mới đối với sự kiện truyền tín hiệu chất kích thích sinh trưởng cây trồng

24.     Tổng quan xét nghiệm Tier-1 trên giống cây trồng có gen Bt

25.     Ngoài lĩnh vực công nghệ sinh học

26.     Công nghệ di truyền làm thay đổi khứu giác của muỗi

27.     Thông Báo

28.     Khóa đào tạo on-line về giới thiệu mã vạch DNA 



Tin thế giới

Calestous Juma: Thế giới cần cây trồng biến đổi gen để chấm dứt nạn đói

Trong bài nói tại Đại học McGill Calestous Juma ,Giáo sư Đại học Harvard và là chuyên gia phát triển quốc tế, nhấn mạnh rằng các nước đang phát triển sẽ cần phải đổi mới công nghệ nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng chuyển gen để cung cấp đủ lương  thực cho người dân. Giáo sư Juma cho biết trong khi 28 quốc gia đang được hưởng lợi từ các giống cây trồng trồng đó thì không phải tất cả các khu vực của thế giới cũng đang có được những lợi ích đầy đủ từ loại cây trồng này.

Phát biểu tại Đại học McGill  khi nhận Bằng danh dự (Honorary Degree), Giáo sư Juma nói: "Do những thách thức về lương thực trên thế giới ngày càng tăng nên nhân loại phải mở rộng các cách thức và biện pháp giải quyết, gồm cả công nghệ biến đổi gen và các công nghệ khác." Sau đó ông trích dẫn ví dụ về các sáng kiến khoa học trong áp dụng cây trồng chuyển gen ở châu Phi, nơi mới chỉ có bốn nước trồng cây trồng biến đổi gen.

Cuối cùng, Giáo sư Juma kêu gọi và nhấn mạnh rằng đã đến lúc phải hành động với lòng can đảm và ý thức khẩn trương để thử nghiệm công nghệ mới. Ông nói: "Chúng ta không thể chấp nhận tình trạng trì trệ về công nghệ".

Xem thêm tại http://belfercenter.ksg.harvard.edu/publication/23124/plea_for_agricultural_innovation.html.



Mông cổ, Luxembourg phê chuẩn Nghị định thư Nagoya

Mông Cổ và Luxembourg là các quốc gia mới nhất đã phê chuẩn Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng và hợp lý các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng chúng theo Công ước về Đa dạng sinh học. Nghị định thư nhằm tạo nên sự chắc chắn về pháp lý và minh bạch hơn cho các nhà cung cấp và người sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền để tăng cường các cơ hội để chia sẻ công bằng và hợp lý lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.

Được thông qua tại Cuộc họp thứ năm của các Bên tham gia (MOP 5) vào Nghị định thư an toàn sinh học tại Nagoya, Nhật Bản vào năm 2010, Nghị định thư bổ sung đưa ra các quy tắc và thủ tục quốc tế về trách nhiệm bồi và thường cho thiệt hại do sinh vật biến đổi (LMO).Nghị định thư sẽ có hiệu lực sau khi 50 quốc gia phê chuẩn.

Xem danh sách các nước ký và phê chuẩn Nghị định thư tại https://bch.cbd.int/protocol/parties/ # tab = 1.



Châu Phi

Các cơ quan của Liên Hợp Quốc : An ninh lương thực và dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của Châu Phi

Ba cơ quan của Liên Hợp Quốc (LHQ) có trụ sử tại Rome vừa đề nghị rằng chủ đề an ninh lương thực và dinh dưỡng phải được coi là trọng tâm của chương trình nghị sự quốc tế về phát triển châu Phi. Tổng giám đốc của Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO), José Graziano da Silva, Chủ tịch Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD), Kanayo Nwanze, và Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Ertharin Cousin, đã phát biểu tại Hội nghị quốc tế Tokyo lần thứ năm về phát triển châu Phi (TICAD V) diễn ra ở Yokohama.

Những người đứng đầu ba cơ quan ba trên nói rằng chìa khóa hiệu quả nhất để đảo ngược tình trạng đói nghèo ở các nước đang phát triển nằm trong sự đầu tư có trách nhiệm của các chính phủ và khu vực tư nhân vào phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Các ông  lưu ý rằng tại tiểu vùng Sahara châu Phi, tăng trưởng GDP được tạo ra bởi sản xuất nông nghiệp có mức độ hiệu quả cao hơn mười một lần trong  giảm nghèo so với tăng trưởng GDP được tạo ra trong các lĩnh vực khác. Các nhà đứng đầu ba cơ quan cũng cho rằng đã đến lúc phải đầu tư vào các tác nhân chủ chốt tạo ra thay đổi, đó là: các nhà sản xuất nhỏ và các tổ chức của họ, hộ gia đình nông dân, ngư dân, người chăn nuôi, người sử dụng rừng, lao động nông thôn, các doanh nhân và những người dân bản địa.

Ba nhà lãnh đạo cũng khen ngợi những nước đã có những nỗ lực mạnh mẽ để giảm đói nghèo trong phạm vi mình và cả trên lục địa châu Phi nói chung, đồng thời chỉ ra rằng các cuộc thảo luận tại TICAD sẽ giúp báo cáo cho Hội nghị cấp cao được tổ chức vào ngày 30 tháng 6 và ngày 01 tháng 7 tới đây tại Addis Ababa dưới sự phối hợp tổ chức của Liên minh châu Phi và FAO và được hỗ trợ bởi Viện Lula. WFP, IFAD và các đối tác phát triển khác cũng sẽ tham gia sự kiện này.

Xem thêm tại http://bit.ly/15qxHvZ.

AfricaRice ra mắt giống lúa mới cho Châu Phi

Nhóm công tác nhân nhân giống (Breeding Task Force ) của Trung tâm Lúa gạo châu Phi(AfricaRice) vừa cho ra mắt  thế hệ mới của các giống lúa có hiệu suất cao với thương hiệu mới  là "ARICA ', tên viết tắt của' 'Advanced Rice Varieties for Africa -giống lúa tiên tiến cho Châu Phi." Nhóm công tác nhân giống bao gồm các nhà lai tạo lúa trong nước và quốc tế từ 30 quốc gia châu Phi và hoạt động như một phần của dự án do Nhật Bản tài trợ để phát triển thế hệ tiếp theo của các giống lúa mới cho tiểu vùng Sahara châu Phi và Đông Nam Á.

Do quá trình lựa chọn các dòng giống có tiềm năng thường mất nhiều thời gian, Nhóm công tác, được thành lập vào năm 2010, sử dụng phương pháp tiếp cận có hệ thống và thử nghiệm trong nhiều môi trường để tăng hiệu quả và hiệu lực của phương pháp này. Ngoài các nhà nhân giống, nông dân, các thành viên của ủy ban phân phối giống và các bên liên quan khác cũng tham gia thẩm định. Năm giống lúa Arica được lựa chọn dựa trên một đánh giá khắt khe về các dòng lúa tốt nhất trên khắp lục địa châu Phi. Tất cả những giống ARICA đều cho năng suất cao hơn khi khảo nghiệm so với các giống lúa đối chứng phổ biến nhất.

Xem thêm tại
http://africarice.wordpress.com/2013/05/30/new-generation-rice-varieties-unveiled-for-africa/?utm_source=dlvr.it&utm_medium=twitter

Lai ngô kháng cỏ dại Striga được phát triển ở Kenya

Hai giống ngô mới lai có khả năng kháng cỏ dại Striga ký sinh nguy hiểm đã được phát triển bởi nhà khoa học Kenya. Tiến sĩ Mathews Dida, nhà lai tạo giống ngô của  Trường nông nghiệp và an ninh lương thực tại Đại học Maseno. Hai giống ngô này sinh ra một loại hóa chất tự nhiên ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại Striga, còn được gọi là cỏ phù thủy. Loài cỏ này ảnh hưởng đến các loại cây lương thực ở nhiều nơi tại châu Phi và là nguyên nhân chính gây mất mùa ở Đông Phi, nơi mà biến đổi khí hậu giúp cỏ lây lan nhanh trong những năm gần đây.

Các giống ngô được kiểm tra về tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định bởi các cơ quan quản lý giống như Kenya Plant Health Inspectorate Services (KEPHIS) để xác định liệu các loại giống mới được phát triển có phân biệt rõ ràng với các giống hiện có trên thị trường hay không. Các giống ngô mới sẽ sẵn sang cho sản xuất thương mại vào cuối năm 2014. Thiệt hại do cỏ dại Striga phá hủy cây trồng có trị giá ước tính lên tới 10-38 triệu USD mỗi năm ở Kenya.

Xem thêm tại http://bit.ly/16G7r5A hoặc liên hệ với Georgeachia2011@yahoo.com để biết thêm chi tiết.



Namibia ra mắt cơ sở thử nghiệm hạt giống cây trồng

Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Nguồn nước của Namibia đã chính thức khai trương một phòng thí nghiệm nông nghiệp sẽ được sử dụng trong phân tích về thành phần biến đổi gen trong hạt giống cây trồng. Phòng thí nghiệm đã được nâng cấp với chi phí 10 tỷ N (tiền Namibia) với một số các thiết bị công nghệ mới nhất sử dụng trong kiểm tra về thành phần biến đổi gen. Những hoạt động chuyên ngành khác  của các phòng thí nghiệm bao gồm các lĩnh vực như dinh dưỡng, phân tích đất, giá trị gia tăng và phát triển sản phẩm.

Xem thêm tại http://allafrica.com/stories/201306010122.html

Châu Mỹ
USDA điều tra các phát hiện của lúa mì GE ở bang Oregon

Cục Kiểm dịch động vật và thực vật APHIS của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã tiến hành một cuộc điều tra về khả năng có mặt của lúa mì biến đổi gen (GE) kháng glyphosate ở bang Oregon. Quá trình kiểm tra các mẫu trong phòng thí nghiệm của USDA và kết quả cho thấy có sự xuất hiện của giống lúa mì GE mà Monsanto đã đượcphép khảo nghiệm trong giai đoạn1998-2005.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, các giống lúa mỳ phát hiện không gây ra quan ngại về an toàn thực phẩm trên cơ sở quá trình tham vấn ​​tự nguyện được thực hiện bởi Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) đối với sự an toàn về thực phẩm và thức ăn gia súc của giống lúa mì GE này trong năm 2004. Sau đó FDA đã kết luận rằng giống lúa mì GE an toàn như các giống lúa mì thông thường trên thị trường.

Một cuộc điều tra chính thức đã thực hiện bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ để xác định các tình huống và mức độ ảnh hưởng và cách thức xảy ra. Khi đã chứng minh rằng huống xảy ra vi phạm Luật Bảo vệ thực vật (PPA), APHIS sẽ tìm kiếm hình phạt và có quyền chuyển vụ việc sang tố tụng hình sự, nếu thích hợp.

Xem thêm tại http://www.aphis.usda.gov/newsroom/2013/05/ge_wheat_detection.shtml.


Hệ gen cây Ca cao thể hiện các chỉ thị tạo ra mùi vị ngon hơn và năng suất cao hơn

Các nhà khoa học đã phát hiện ra trình tự gen để có thể nhân giống cây cacao kháng bệnh và cho năng suất cao hơn đồng thời có thể sản xuất sô cô la ngon hơn. Trong một hợp tác nghiên cứu được tiến hành bởi các tổ chức như Mars, Bộ Nông nghiệp Mỹ, Đại học Indiana, Viện Hudson-Alpha và IBM, mốt số chỉ thị di truyền đã được xác định đối với giống ca cao Costa Rica Matina vỏ xanh và dòng vô tính Amelondao của nó. Giống ca cao Matina nổi tiếng về năng suất cao và hương vị dễ chịu.

Các chỉ thị di truyền này được dự kiến ​​sẽ giảm thời gian dòng hóa cây ca cao xuống còn 7-8 năm so với thời gian 12-18 năm như thông thường. Các nhà khoa học cũng dự đoán sản lượng ca cao có thể đạt 3-3,5 tấn một hecta, tăng 500% so với năng suất 450 kg cho mỗi ha của giống Matina bình thường. Các nhà khoa học cho biết thêm, cây ca cao mới sẽ đòi hỏi ít thuốc trừ sâu, hạt lớn hơn và có khả năng kháng bệnh.

Xem thêm tại http://www.alphagalileo.org/ViewItem.aspx?ItemId=131674&CultureCode=en.

Dự án của USDA về lúa Biofortify cho gạo chứa các khoáng chất quan trọng

Các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và các tổ chức khác đang nghiên cứu một số gen ở có trong gạo tham gia vào việc kiểm soát quá trình sự hấp thụ và tích trữ các khoáng chất quan trọng với mục tiêu để nâng cao giá trị dinh dưỡng của gạo, nguồn lương thực chính của một nửa dân số toàn cầu .

Theo một trong các nhà nghiên cứu của USDA, Shannon Pinson, các nhà khoa học có kế hoạch phát triển các giống lúa mới cho hạt gạo có hàm lượng cao đối với  một hoặc nhiều hơn của 14 khoáng chất cần thiết trong đó có  kẽm, sắt và canxi. Nhóm nghiên cứu cũng đang phát triển dữ liệu về chỉ thị phân tử được sử dụng để xác định cây lúa có hàm lượng khoáng chất cao mà không cần phải trồng chúng đến giai đoạn chín trong các hoạt động nhân giống. Cho đến nay, nhóm nghiên cứu đã xác định được 127 vị trí gen trong 40 khu vực nhiễm sắc thể khác nhau có liên quan đến hàm lượng cao của các khoáng chất cụ thể và đặc điểm khác của hạt gạo.

Xem thêm tại http://www.ars.usda.gov/is/pr/2013/130528.htm.

Châu Á và Thái Bình Dương
Bill Gates hoan nghênh nỗ lực chống đói nghèo của ICRISAT

Bill Gates, đồng chủ tịch của Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation (BMGF), đã đến thăm trụ sở của Viện nghiên cứu cây trồng quốc tế cho vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) tại Patancheru, Hyderabad ngày 30/5/ 2013. Gates đã được vinh danh bởi ICRISAT như là Đại sứ thiện chí đầu tiên và công nhận sự hỗ trợ thích hợp và hào phóng của BMGF cho Viện.

Chuyến thăm của Gates nhấn mạnh tầm quan trọng của các công việc và sáng kiến ​​của ICRISAT và các đối tác, đặc biệt trong việc cung cấp các công nghệ cải tiến cây trồng hiện đại và thực tiễn quản lý tốt nhất đối với các loại cây trồng đã từng được gọi là 'mồ côi' hoặc bị bỏ quên như các loại đậu hạt và ngũ cốc vùng khô hạn. Với việc an ninh lương thực và suy dinh dưỡng kéo dài dai dẵng vẫn đang là những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong những thập kỷ tới, Gates thừa nhận tiềm năng từ các công trình nghiên cứu của ICRISAT về cây trồng bị bỏ quên nhằm giúp hàng triệu nông hộ nông dân ở các vùng đất khô cằn của châu Á và châu Phi cận Sahara tự thoát khỏi nghèo đói và suy dinh dưỡng.

Xem thêm tại http://www.icrisat.org/newsroom/news-releases/icrisat-pr-2013-media13.htm.

 

 

 

Nguồn: http://agbiotech.com.vn/vn/?mnu=preview&key=4129

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập84
  • Hôm nay1,628
  • Tháng hiện tại77,915
  • Lượt truy cập:23445956
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
HD
LogoSNN1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây