|
Sản xuất axit succinic từ gỗ phế liệu thay vì dầu mỏ có thể mang đến lợi nhuận cho ngành công nghiệp gỗ gia dụng và giấy cũng như môi trường (nguồn: ETH Zurich, Colourbox)
Một nhóm nghiên cứu do các nhà nghiên cứu tại ETH Zuric đứng đầu đã sử dụng các quy trình mô phỏng nhằm so sánh sự khác nhau giữa quy trình sản xuất bằng công nghệ sinh học với quy trình sử dụng vi khuẩn. Các nhà khoa học đã xem tổng năng lượng cần thiết cho quá trình sản xuất (bao gồm cả các nguồn năng lượng gián tiếp cần thiết cho việc xây dựng cơ sở vật chất cũng như quản lí chất thải) như một thước đo cho mức độ ảnh hưởng đến môi trường. Các kết quả nghiên cứu của họ đã cho thấy tùy vào loại vi khuẩn và quy trình được sử dụng, việc sử dụng gỗ phế liệu để sản xuất axit succinic có thể làm giảm chi phí đến 20% và thân thiên với môi trường hơn so với các phương pháp sản xuất truyền thống dựa vào nguồn dầu mỏ.
Để sản xuất axit succinic bằng vi khuẩn, các nhà nghiên cứu đã sử dụng glucose hayđường nho làm nguyên liệu thô. Loại đường này có thể được tách chiết từ củ cải đường, mía và gỗ phế liệu. Cellulose trong gỗ được chuyển hóa thành glucose bằng cách bổ sung thêm acid. Nhóm nghiên cứu cũng so sánh phương pháp sản xuất acid succinic từ củ cải đường với từ gỗ phế liệu. Mặc dù không có sự khác biệt đáng kể giữa các quá trình này khi so sánh về hiệu quả kinh tế, mức độ ảnh hưởng cũng như tính an toàn môi trường, nhưng gỗ phế liệu từ ngành công nghiệp chế biến gỗ và giấy được ưu tiên hơn do chúng không cạnh tranh với chuỗi cung ứng thực phẩm. Các nhà khoa học cũng lưu ý rằng phương pháp sản xuất này đặc biệt quan trọng đối với nền công nghiệp giấy do dung dịch kiềm có chứa cellulose cũng là một sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất giấy. Mặc dù dung dịch này hiện đang được xem như là chất thải nhưng chúng lại là một nguồn glucose lý tưởng và có thể trở thành một sản phẩm giá trị gia tăng phục vụ cho các quá trình sinh hóa. KS. Nguyễn Thanh Vũ
Nguồn: http://insights.globalspec.com |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Hội thảo "20 năm thương mại hoá cây trồng công nghệ sinh học trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam" (2016-09-30)
Làm việc với Giáo sư Watanabe (Đại học Tsukuba, Nhật Bản) về thành lập Hội đồng An toàn sinh học của Trung tâm (2016-07-26)
Hội thảo trao đổi những kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sinh học thực vật giữa Trung tâm Công nghệ Sinh học và Đại học Tsukuba (2016-07-26)
Hình ảnh nghỉ mát 2016 (2016-07-19)
Chủ tịch Lê Hoàng Quân thăm khu sản xuất chế phẩm sinh học (2015-11-09)