Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 

Giới thiệu Nghị định số 89/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Thứ sáu - 12/11/2021 13:11

Ngày 18/10/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, Nghị định 89/2021/NĐ-CP có nhiều sửa đổi, bổ sung về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý liên quan đến viên chức, cụ thể như sau:

Về hình thức bồi dưỡng: Theo khoản 2, Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP, có 4 hình thức bồi dưỡng gồm: 1. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; 2. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý; 3. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã; 4. Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.

Về nội dung bồi dưỡng: Có 4 nội dung, gồm: 1. Lý luận chính trị; 2. Kiến thức quốc phòng và an ninh; 3. Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; 4. Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm (khoản 3, Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP).

Về chương trình, tài liệu bồi dưỡng: Theo khoản 4, Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP, có 5 nội dung:
1. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị, gồm: a) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý; b) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức.
2. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, gồm: a) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý; b) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức.
3. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, gồm: a) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 04 tuần; b) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần;
c) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 08 tuần.
4. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành. Mỗi chuyên ngành có 01 chương trình, thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần.
5. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm: a) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, thời gian thực hiện tối đa là 02 tuần; b) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ (nghiệp vụ chuyên ngành; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; chức danh nghề nghiệp chuyên ngành; chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung), thời gian thực hiện mỗi chương trình tối đa là 01 tuần; c) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã, thời gian thực hiện mỗi chương trình tối đa là 01 tuần.

Về yêu cầu tham gia các chương trình bồi dưỡng:
1. Cán bộ, công chức, viên chức tham gia học các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;
2. Công chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức trước khi bổ nhiệm ngạch.
3. Viên chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trước khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.
4. Cán bộ, công chức, viên chức tham gia học các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức và theo nhu cầu bản thân, thời gian thực hiện tối thiểu 01 tuần (40 tiết)/năm, tối đa 04 tuần (160 tiết)/năm.

Về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng: Theo quy định tại khoản 12, Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP, thì: Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo các Chương trình, Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các nguồn khác bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động bố trí từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí khác để hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.

Bên cạnh đó, Nghị định này cũng sửa đổi một số nội dung về: Quản lý chương trình bồi dưỡng; Thẩm định, phê duyệt chương trình, tài liệu bồi dưỡng; Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng; Phân công tổ chức bồi dưỡng; Tiêu chuẩn của người được mời thỉnh giảng …

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2021./.
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Minh Tuấn - Phòng Hành chính Quản trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập60
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm59
  • Hôm nay515
  • Tháng hiện tại110,655
  • Lượt truy cập:22661156
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
logo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây