Thực hiện quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Quy hoạch và các văn bản quy định có liên quan; Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 26/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì tổ chức lập Quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngày 18/10/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đăng tải nội dung dự thảo Quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân; Ngày hết hạn lấy ý kiến: 18/11/2022
Theo dự thảo, mục tiêu tổng quát là phát triển mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập có cơ cấu hợp lý theo định hướng ưu tiên phát triển của quốc gia, ngành và lĩnh vực, hoạt động hiệu quả, tiếp cận với chuẩn mực quốc tế, làm nền tảng để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp các tổ chức KH&CN công lập nhằm nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức theo định hướng ưu tiên phát triển KH&CN quốc gia, ngành và lĩnh vực. Đến năm 2030, giảm 20% đầu mối các tổ chức KH&CN công lập so với năm 2017. Hình thành hệ thống trung tâm đổi mới sáng tạo và trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo công lập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở các địa phương. Năm 2025, hình thành trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại 03 vùng bắc, trung, nam; 40% địa phương hình thành trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cấp tỉnh từ việc kiện toàn tổ chức đối với các tổ chức KH&CN công lập, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn. Đến năm 2030, 100% địa phương hình thành trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cấp tỉnh từ việc kiện toàn tổ chức đối với các tổ chức KH&CN công lập, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn. Nâng cao năng lực nghiên cứu của các tổ chức KH&CN theo tiếp cận với chuẩn quốc tế. Năm 2025, có khoảng 30 tổ chức nghiên cứu công lập được khu 3 vực, quốc tế xếp hạng. Đến năm 2030, có khoảng 40 tổ chức nghiên cứu công lập được khu vực, quốc tế xếp hạng.
Đầu tư trọng điểm cho một số tổ chức KH&CN thuộc các Bộ, ngành đạt trình độ khu vực và thế giới; xây dựng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam trở thành nền tảng, trụ cột của nền KH&CN Việt Nam; tiếp tục đầu tư đưa lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử trở thành một lĩnh vực có đóng góp có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, chăm sóc sức khỏe Nhân dân và bảo vệ môi trường; hình thành các tổ chức KH&CN công lập có tính liên ngành, liên vùng, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trọng điểm quốc gia. Năm 2025, đầu tư trọng điểm ít nhất 5 tổ chức KH&CN công lập tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trọng điểm quốc gia và đạt trình độ khu vực và thế giới. Năm 2030, củng cố hệ thống các tổ chức KH&CN công lập là nền tảng, trụ cột của nền khoa học và công nghệ Việt Nam, trong đó tiếp tục đầu tư cho các tổ chức đã được đầu tư trọng điểm thời kỳ 2021 - 2025 và đầu tư trọng điểm thêm cho 15 tổ chức KH&CN công lập.
Về định hướng phát triển ưu tiên
Phát triển các tổ chức KH&CN, tăng cả về số lượng và chất lượng. Xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ĐMST quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST; tăng cường tiềm lực của hệ thống trung tâm ĐMST, trung tâm khởi nghiệp ĐMST quốc gia, vùng, địa phương để hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, ĐMST. Hình thành và phát triển Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST quốc gia tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Hình thành các cụm liên kết ĐMST trên cơ sở liên kết các tổ chức KH&CN với các khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trung tâm tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm, trường đại học, viện nghiên cứu.
Đầu tư trọng điểm để phát triển một số tổ chức KH&CN công lập đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Rà soát, tinh gọn đầu mối các tổ chức nghiên cứu - phát triển thuộc các bộ, ngành, khắc phục tình trạng trùng lặp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với các định hướng ưu tiên về KH,CN&ĐMST, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành. Củng cố, phát triển các tổ chức nghiên cứu phục vụ xây dựng chính sách, chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đầu tư trọng điểm để hình thành các tổ chức KH&CN thực hiện vai trò gắn kết các chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành, các hệ sinh thái ĐMST, khởi nghiệp ĐMST ở các vùng, địa phương. Phát triển các tổ chức KH&CN thuộc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trở thành các viện nghiên cứu chuyên sâu, cung cấp các công nghệ dẫn dắt, tạo lợi thế cạnh tranh, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Để đạt được các mục tiêu trên, dự thảo Quy hoạch đã đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, cụ thể như sau: (1) Giải pháp về cơ chế chính sách; (2) Giải pháp về phát triển nhân lực KH&CN và cán bộ quản lý KH&CN, với 03 nhóm giải pháp gồm: nhóm giải pháp về thể chế, chính sách; nhóm giải pháp phát triển và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ KH&CN; nhóm giải pháp thu hút nhân lực chất lượng cao; (3) Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất; (4) Giải pháp về khoa học công nghệ; (5) Giải pháp về liên kết, hợp tác phát triển; (6) Giải pháp về giáo dục, tuyên truyền; (7) Giải pháp về hợp tác quốc tế; (8) Giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư; (9) Giải pháp về mô hình quản lý, phương thức hoạt động; (10) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
Cũng theo dự thảo Quy hoạch, dự kiến danh mục các tổ chức KH&CN công lập thuộc Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có 15 đơn vị, trong đó thành lập mới 01 đơn vị, giữ ổn định tổ chức 14 đơn vị. Có 07 dự án quan trọng quốc gia ngành KH&CN, bao gồm: (1) Xây dựng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trở thành nền tảng, trụ cột của nền khoa học và công nghệ Việt Nam; (2) Xây dựng Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam trở thành nền tảng, trụ cột của nền khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam; (3) Xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội trở thành hạt nhân, nòng cốt và đầu tàu về nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo trong hệ thống giáo dục Việt Nam; (4) Xây dựng Đại học Quốc gia TP. HCM trở thành hạt nhân, nòng cốt và đầu tàu về nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo trong hệ thống giáo dục Việt Nam; (5) Phát triển hệ thống các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, các trung tâm đổi mới sáng tạo ngành, vùng, các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; (6) Đầu tư cho một số các tổ chức KH&CN có tính trọng điểm vùng, liên ngành đạt trình độ quốc tế, khu vực (dự kiến 20 tổ chức).
Xem dự thảo Quy hoạch tại đây!
Tác giả bài viết: Nguyễn Minh Tuấn - P. Hành chính Quản trị
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Hội thảo "20 năm thương mại hoá cây trồng công nghệ sinh học trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam" (2016-09-30)
Làm việc với Giáo sư Watanabe (Đại học Tsukuba, Nhật Bản) về thành lập Hội đồng An toàn sinh học của Trung tâm (2016-07-26)
Hội thảo trao đổi những kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sinh học thực vật giữa Trung tâm Công nghệ Sinh học và Đại học Tsukuba (2016-07-26)
Hình ảnh nghỉ mát 2016 (2016-07-19)
Chủ tịch Lê Hoàng Quân thăm khu sản xuất chế phẩm sinh học (2015-11-09)