Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
4 4 banner 1226x341

Bộ đôi vi sinh EM Gốc & EM Rhodo chuyên xử lý môi trường, khí độc trong ao nuôi tôm công nghiệp.

Chủ nhật - 08/08/2021 17:40
Ngày nay, việc ứng dụng probiotic để tăng cường khả năng chịu stress, đáp ứng miễn dịch, xử lý môi trường và cải thiện chất lượng nước ao trong nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đang rất được quan tâm. Trên thị trường có nhiều sản phẩm probiotic ứng dụng trong NTTS nên người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Vấn đề là nên chọn sản phẩm nào hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí?

Sử dụng vi sinh cũng tùy thuộc vào thành phần và cơ chế của từng loại. Việc hiểu đúng, chọn lựa và sử dụng đúng sẽ mang lại hiệu quả cao. Căn bản cần hiểu được các  cơ chế của probiotic bao gồm sản xuất các hợp chất đối kháng ức chế mầm bệnh, cạnh tranh với vi khuẩn gây bệnh về các chất dinh dưỡng thiết yếu, năng lượng và các vị trí gắn kết, kích thích hệ thống miễn dịch của vật chủ và cải thiện chất lượng nước. Vấn đề quan tâm của người dân nuôi tôm hiện nay tập trung ở các yếu tố: Diệt tảo, ổn định môi trường (pH, DO) luôn duy trì ở ngưỡng an toàn vật nuôi, đào thải khí độc, quản lý mật độ Vibrio tổng số ở mức cho phép. Một trong những giải pháp đồng hành với bà con, nhóm nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM đã nghiên cứu và cho ra đời bộ đôi vi sinh ứng dụng để giải quyết các vấn đề vừa nêu.
 
1

Hình 1. Bộ đôi sản phẩm EM Rhodo và EM Gốc
2
Trong thực tế, khả năng diệt tảo của vi sinh thông qua các cơ chế cạnh tranh về dinh dưỡng (C:N), điều kiện môi trường sống, hệ tiết enzyme của vi khuẩn, phương pháp quản lý, … làm cho quần thể sinh khối tảo trong ao giảm đáng kể. Một cơ chế phân hủy “chất hữu cơ mang đạm” được thực hiện để tạo thành sinh khối vi sinh (sử dụng NH3/NH4+ từ đạm hữu cơ để chuyển vào cơ thể vi sinh, giảm khí độc NH3/NH4+ sinh ra, chứ không phải là xử lý khí độc). Do vậy, khi thấy hiện tượng nước xấu, lợn cợn nhiều, đo thấy nồng độ NH3/NH4+ tăng, sau khi đánh vi sinh đo thấy khí độc giảm là vì một phần NH4+ đã chuyển hóa vào sinh khối vi sinh. Tuy nhiên, cách này cũng chỉ giảm được một ít, không xử lý hết NH3/NH4+ và không xử lý được NO2-. Để nồng độ NH3/NH4+ giảm nhiều cần nhiều sinh khối vi sinh mới đủ xử lý. Mặt khác, vào những ngày cuối vụ lượng Nitơ trong nước cao (đạm thải ra nhiều), nhưng carbon lại thiếu hụt. Do vậy, khi dùng men vi sinh cần bổ sung thêm mật rỉ đường hoặc cám gạo để cung cấp carbon là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho vi sinh nhân sinh khối trong ao nên dùng phương pháp ủ vi sinh là hợp lý. Chú ý việc sử dụng mật rỉ đường cho phù hợp, tránh dùng thừa gây bẩn nước, từ đó ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường.
                                                         
0
Hình 2. (a) Khuẩn lạc Bacillus spp. chọn lọc có khả năng tiết enzyme ngoại bào phân giải protein, cellulose, lipid; (b) Đường kính vô khuẩn (D = 16 mm) chủng B. pumilus với V. parahaemolyticus bằng phương pháp giếng khuếch tán đĩa thạch.

Một trong những vấn đề luôn đi kèm sau đó là xử lý xác tảo chết, cặn bã lơ lửng, … Khi lượng tảo đã giảm đáng kể dẫn đến hiện tượng bùng khí độc ở đáy ao do ánh sáng xuyên xuống đáy áo, vật chất lơ lửng của xác tảo, nhớt lợn cợn do tôm lột vỏ cấu thành những mảng trôi nổi trong ao; lúc này cần vớt bỏ khỏi ao và dùng vi sinh quang hợp (Photosynthetic Bacteria) để xử lý. H2S lại là chất độc đối với tôm, trong ao nuôi lưu huỳnh nằm trong thành phần của các axit amin có chứa lưu huỳnh như methionin, cystein và trong một số loại enzyme. Thực vật hấp thu hợp chất lưu huỳnh vô cơ chủ yếu dưới dạng SO42- và chuyển hoá thành dạng lưu huỳnh hữu cơ trong cơ thể. Khi động thực vật chết đi, quá trình phân huỷ vi sinh vật các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh ở điều kiện hiếu khí sẽ tạo ra H2SO4, và trong điều kiện thiếu oxy sẽ tạo ra H2S. Vi khuẩn PSB có thể sử dụng H2S ở nồng độ thấp, nhưng cũng có thể sử dụng chất hữu cơ phân tử lượng thấp để cung cấp hydrogen, cũng có thể sử dụng muối amin, amino axit, nitrat để làm nguồn nitrogen. Do đó, nếu bổ sung vi khuẩn quang hợp vào trong nước nuôi có thể nhanh chóng khử được NH3, H2S, chất hữu cơ,… từ đó cải thiện chất lượng nước nuôi.
 
4
Hình 3. Chủng Rhodobacter sp.
 
Hiệu quả sau 24 giờ sử dụng EM Gốc trong việc ổn định pH biến động < 0,3 chu kỳ trong ngày; kiểm soát được tảo xanh, tảo tàn; hạn chế các vật chất hữu cơ lơ lửng, lợn cợn trong ao nhằm hạn chế bệnh đường ruột cho tôm.
 
5

Hình 4. Xử lý tảo trong ao đất nuôi tôm thẻ chân trắng bằng EM Gốc tại Thạnh Phú, Bến Tre; trước xử lý (bên trái), sau xử lý 24 giờ (bên phải). Nguồn ảnh: Cung cấp bởi hộ dân
 
6

Hình 5. Chế phẩm EM Rhodo ủ yếm khí với rỉ đường dưới ánh sáng tự nhiên sau 5-7 ngày (Nguồn ảnh: Cung cấp bởi hộ dân sử dụng chế phẩm).

Trong quản lý chất lượng nước ao nuôi tôm nên sử dụng đồng thời cả 2 chế phẩm vi sinh EM Gốc & EM Rhodo để mang lại hiệu quả tốt nhất, bởi vì mỗi loại mang mỗi sứ mệnh khác nhau. EM Gốc ngoài các tác dụng (như nêu trên) chúng còn giúp phân giải các vật chất hữu cơ phân tử lượng lớn thành vật chất hữu cơ phân tử lượng nhỏ để cho vi khuẩn quang hợp PSB (EM Rhodo) hấp thụ và xử lý triệt để, giúp chất lượng nước ao nuôi được cải thiện tốt hơn.
 
Mọi thông tin liên hệ: ThS. Lê Văn Hậu (ĐT/Zalo: 0973.103.365)
2
 

Tác giả bài viết: Lê Văn Hậu - P. CNSH Thủy sản

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập57
  • Hôm nay11,966
  • Tháng hiện tại138,897
  • Lượt truy cập:22399216
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
logo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây